Axit Hitler có thể tồn tại trên Thiên vương tinh và Hải vương tinh

Các nhà khoa học Nga cho rằng dưới lớp vỏ Thiên Vương tinh, Hải vương tinh và các vệ tinh quay quanh có thể chứa axit Hitler, hỗn hợp vật chất đặc biệt không tồn tại trên Trái Đất.

Nhóm chuyên gia hóa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (MIPT) và Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Skoltech), Nga, nhận thấy các phân tử mới có thể nằm dưới vỏ Thiên Vương tinh, Hải vương tinh, và các vệ tinh của chúng bằng phương pháp mô hình hóa, theo kết quả công bố hôm 6/9 trên tạp chí Scientific Reports.

Thiên vương tinh và Hải vương tinh chứa lượng lớn carbon, hydro và oxy. Bằng cách tái tạo lại điều kiện áp suất khí quyển ở vài triệu atm, các nhà khoa học có thể quan sát và tiên đoán sự hình thành của hợp chất dị thường bên trong các hành tinh này.


Hải Vương tinh có thể chứa hợp chất mang tên axit Hitler. (Ảnh: Wikipedia).

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Artem R. Oganov ở MIPT phát triển thuật toán mạnh nhất thế giới có tên gọi USPEX để tiên đoán cấu trúc tinh thể và sự tồn tại của các hợp chất. "Lõi của Thiên vương tinh và Hải vương tinh có thể chứa đựng những vật chất kỳ lạ", giáo sư Oganov cho biết.

Oganov và cộng sự Gabriele Saleh đã tìm kiếm tất cả các hợp chất ổn định trong phạm vi lên đến 4 triệu atm và khám phá ra nhiều chất mới không tồn tại ở điều kiện khí quyển Trái Đất. Những chất này có thể là các biến thể chưa được biết của muối, gồm Na3Cl, NaCl3, NaCl7, Na3Cl2 và Na4Cl3, cũng như oxit mới của magie, silic, nhôm. Một số hợp chất cực hiếm như axit carbonic (H2CO3)và axit orthocarbonic (H4CO4) cũng được hình thành.

Ở áp suất trên 10.000 atm, axit carbonic H2CO3 trở nên ổn định. Khi áp suất tăng lên đến 450.000 atm, axit carbonic chuyển đổi thành một polymer ổn định đến áp suất 4 triệu atm. Ngoài ra, tại áp suất ba triệu atm, một phản ứng tỏa nhiệt giữa axit carbonic và nước có thể tạo thành axit orthocarbonic H4CO4. Đây là hợp chất con người chưa thể tổng hợp trong phòng thí nghiệm do chúng rất bất ổn định ở điều kiện thông thường. Cấu trúc phân tử của axit orthocarbonic giống như hình chữ vạn, biểu tượng của Đức Quốc xã, do đó nó được đặt tên là axit Hitler.

Cập nhật: 16/09/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video