Trái đất của chúng ta một ngày nào đó có thể không còn Mặt trăng nữa.
Mặt trăng có vai trò quan trọng đối với Trái đất. (Ảnh minh họa: Pixabay).
Mặt trăng đã tồn tại từ 4,5 tỷ năm trước và sớm hơn hành tinh của chúng ta khoảng 1.000 năm. Vai trò của vệ tinh tự nhiên này rất quan trọng vì nó giúp Trái đất trở thành một hành tinh dễ sống hơn bằng cách làm giảm sự dao động của trục Trái đất, dẫn đến nhiệt độ ít thay đổi. Nó cũng tạo ra thủy triều, thứ đã định hướng nhân loại trong hàng ngàn năm nay.
Và mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Mặt trăng đang dần rời xa Trái đất.
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất quay quanh Trái đất. Trước đây người ta cho rằng Mặt trăng duy trì một khoảng cách không đổi so với Trái đất nhờ lực hấp dẫn, nhưng phát hiện mới kể trên đã đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến Mặt trăng. Theo Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO), Mặt trăng đang dần trôi xa Trái đất với tốc độ 3,8cm mỗi năm.
Theo Giáo sư Joshua Davies của Đại học Québec à Montréal, phát hiện mới về khoảng cách ngày càng xa giữa Mặt trăng và Trái đất là rất thú vị.
Mặc dù các nhà khoa học đã dự đoán về hiện tượng này từ nhiều thế kỷ trước, nhưng giờ đây họ mới có thể xác nhận rằng Mặt trăng đã từng ở rất gần Trái đất, gần hơn khoảng 250.000km so với ngày nay.
Các mô phỏng về quá trình tiến hóa của hệ thống Trái đất - Mặt trăng cho thấy với tốc độ phân tách này, Mặt trăng sẽ ngừng di chuyển ra xa Trái đất trong khoảng 15 tỷ năm nữa. Còn Mặt Trời sẽ bước vào giai đoạn “Red Giant” nguy hiểm trong khoảng 6 - 7 tỷ năm nữa. Khi đó, kích thước của Mặt trời sẽ giãn nở gấp 100 lần, nuốt chửng các hành tinh gần nó.
Và các nhà khoa học tin rằng nếu Mặt trăng tách khỏi Trái đất, nó sẽ bị kéo vào Mặt trời và biến mất.
Hiện tượng Mặt trăng dịch chuyển xa dần cũng đã gây ảnh hưởng đến khí hậu của Trái đất. Mặc dù những thay đổi này là không đáng kể trong thời gian ngắn, những xét về tác động qua hàng tỷ năm sẽ trở nên rõ rệt hơn.