Bác sĩ cảnh báo loại quần được nhiều người thích mặc vào mùa lạnh có thể làm biến dạng bàn chân

Thời tiết se lạnh, quần tất được nhiều chị em lựa chọn mặc. Tuy ấm áp, thẩm mỹ nhưng bác sĩ cảnh báo mặc sai cách sẽ làm biến dạng bàn chân.

Cô Sử (26 tuổi, Trung Quốc) bị giãn tĩnh mạch, cô nghe trên mạng nói rằng quần tất không chỉ giữ ấm và làm đẹp đôi chân mà còn chữa chứng giãn tĩnh mạch. Vì vậy, cô Sử nhanh chóng mua vài chiếc quần tất, hầu như ngày nào cũng đeo, trừ khi ngủ thì cởi ra.

Nhưng nửa tháng sau, cô Sử phát hiện chi dưới của mình rõ ràng bị phù nề, thậm chí nặng đến mức không cử động được chân, đến bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết đùi của cô bị chèn ép quá mức gây ức chế tĩnh mạch ở chi dưới, khiến lưu lượng máu tĩnh mạch kém và làm trầm trọng thêm tình trạng ứ đọng máu và dịch bạch huyết ở chi dưới. Do đó, tình trạng phù nề ở bắp chân, đau nhức chi dưới, nặng nề và các cảm giác khó chịu khác mới xuất hiện và trầm trọng hơn.

Và nguyên nhân bắt nguồn từ chiếc quần tất.


Nhiều loại quần tất quá chật sẽ khiến ngón chân bị cong hoặc hếch quá mức. (Ảnh minh họa).

Thực tế, chiếc quần có tác dụng chữa chứng giãn tĩnh mạch cô Sử nghe được là loại quần thun y tế. Nó là là thiết bị y tế thúc đẩy máu tĩnh mạch quay trở lại tim và chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, những chiếc quần tất thun y tế cũng không thể tự ý mang mà phải lựa chọn mức áp lực và kích cỡ phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu không cởi quần tất thun y tế trong thời gian dài hoặc áp lực quá mạnh, chúng cũng sẽ chèn ép da, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, đồng thời làm nặng thêm tình trạng tổn thương da ban đầu và chứng giãn tĩnh mạch.

Vì vậy, cô Sử không chọn đúng sản phẩm, dùng lâu ngày và dùng sai cách, tất cả đã gây nên tình trạng như ở trên mà cô gặp phải.

Cảnh báo nguy cơ từ chiếc quần tất

Không chỉ với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, người bình thường cũng có thể gặp những nguy cơ về sức khỏe nếu đeo quần tất không đúng cách:

1. Vấn đề về chân

Nhiều loại quần tất quá chật sẽ khiến ngón chân bị cong hoặc hếch quá mức và không thể duỗi ra bình thường, khi đi lại ma sát giữa ngón chân và mũi giày sẽ trở nên nghiêm trọng và dễ dàng hình thành móng chân mọc ngược làm tổn thương rãnh móng, dễ dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn, thậm chí là viêm quanh móng và các vấn đề khác.

2. Các vấn đề về da

Để theo đuổi cảm giác ôm sát và tự nhiên, các quần tất thường được làm từ chất liệu sợi hóa học, có độ thoáng khí kém, nếu đeo trong môi trường nhiệt độ tương đối cao sẽ dễ đổ mồ hôi và da ẩm ướt, có thể gây ngứa và khó chịu. Nếu da bạn nhạy cảm, nó có thể dễ dàng gây viêm da và các vấn đề khác.

3. Mặc mà vẫn lạnh

Mặc dù lớp bên trong thường được làm bằng lông cừu mỏng nhưng rất khó để đạt được hiệu quả cách nhiệt thực sự.

Khi cơ thể tiếp xúc với lạnh, các mạch máu co lại để giảm sự mất nhiệt. Máu chảy chủ yếu đến các bộ phận cốt lõi của cơ thể, còn lượng máu đến các bộ phận ngoại vi như bàn tay và bàn chân giảm đi, do đó bàn tay và bàn chân đặc biệt dễ bị lạnh.

Và quần tất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng co mạch và làm chậm quá trình lưu thông máu ngoại vi, khiến những bộ phận này cảm thấy lạnh hơn. Nếu bạn bị viêm khớp, chứng "chân lạnh già" cũng có thể trở nên trầm trọng hơn.

4. Vấn đề về chi dưới

Giống như ví dụ của cô Sử, quần tất quá chật sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, có thể gây phù mắt cá chân, đau nhức, nặng nề và các cảm giác khó chịu khác ở chi dưới.

4 lưu ý khi sử dụng quần tất

Chọn kích thước và chất liệu phù hợp: Đừng mù quáng theo đuổi sự bó sát.

Không mặc lâu: Nếu bạn phải tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì không nên mặc, thay vào đó, bạn nên chọn quần áo dày hơn, cách nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi đeo, bạn nên cởi nó ra kịp thời và thay quần áo phù hợp.

Làm sạch kịp thời: Quần tất cần được vệ sinh thường xuyên để giữ sạch sẽ và khô ráo, tránh vi khuẩn phát triển và gây khó chịu cho da.

Những người này nên thận trọng khi mặc: bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch ở chi dưới, người có làn da nhạy cảm, người có vấn đề về khớp, bệnh nhân bị tắc động mạch ở chi dưới... nếu bạn muốn đeo, tốt nhất nên hỏi bác sĩ trước.

Cập nhật: 01/02/2024 Phụ nữ mới
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video