Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of The Royal Society, các nhà khoa học vừa phát hiện hệ thống khứu giác của em bé được hình thành một cách tự nhiên thông qua những gì bà mẹ ăn và uống trong quá trình mang thai.
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Dựa vào một nghiên cứu đối với những chú chuột, các nhà sinh học thuộc trường Đại học Colorado đã rút ra kết luận trên cũng như tìm hiểu nguyên nhân và chế độ ăn uống của bà mẹ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển tự nhiên của hệ khứu giác của em bé.
Những loại mùi nhất định trong khẩu phần ăn của người mẹ sử dụng đã kích thích glomeruli của em bé phát triển hơn so với những trẻ khác. Glomeruli bộ phận có cấu trúc hình cầu trong bầu khứu giác dẫn các thông điệp về mùi từ khoang mũi lên não.
Những mùi hương mạnh nhất mà em bé sẽ trải nghiệm khi còn trong bào thai đều từ chính người mẹ.
Tiến sĩ Josephine Todrank, chủ nhiệm nghiên cứu trên khẳng định quá trình phát triển này mang tính quyết định vì nó tạo cho các bé có khả năng ngửi thấy mùi mẹ khi chúng chào đời.