Giáo sư Vingerhoets - nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu hàng đầu về khóc, có trụ sở làm việc tại Đại học Tilburg, Hà Lan chỉ ra lý do phụ nữ thường khóc nhiều hơn nam giới.
Tuy nhiên, có vẻ như cả hai giới đều khóc như nhau tại các sự kiện lớn trong đời, chẳng hạn như mất người thân.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, đàn ông thường khóc tại các sự kiện mang tính tích cực, trong khi phụ nữ lại khóc khi phải đối mặt với những tiêu cực trong cuộc sống.
Điều này được cho là do những khác biệt về kích thích tố. Theo Giáo sư Vingerhoets: "Các nội tiết tố ở phụ nữ khóc chính là prolactin (hormone kích thích tuyến sữa). Mức độ của sự gia tăng hormone chỉ trước và trong khi khóc". Một số chuyên gia nói rằng nó làm tăng sự đồng cảm trong các quan sát – liên tưởng thú vị. Nghiên cứu cho thấy prolactin tăng trong thai kỳ và vẫn ở mức cao trong những tuần sau khi sinh. Điều này có thể giải thích tại sao bà bầu dễ giận hờn và có người đã khóc rất nhiều khi mang thai. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng prolactin cũng có thể làm tăng cảm giác cô độc cho người khóc.
Khi nói đến nam giới, Giáo sư Vingerhoets giải thích rằng nội tiết tố có thể hạn chế những giọt nước mắt của họ. “Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng testosterone thực sự có thể ức chế khóc – và đây là lý do tại sao những người đàn ông khóc ít hơn phụ nữ”. Nhưng mức độ testosterone giảm theo độ tuổi ở cánh mày râu. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận điều này khi quan sát thấy rằng, một số người đàn ông khóc thường xuyên hơn khi họ trưởng thành và già dặn hơn.