Bé trai 12 tuổi tìm thấy răng voi ma mút hóa thạch 10.000 năm

Jackson Hepner phát hiện chiếc răng hóa thạch của voi ma mút lông xoăn nhô ra dưới lớp bùn ở lạch nước gần khách sạn tại Ohio hồi tháng 7.


Hepner muốn khoe bạn bè ở trường chiếc răng voi ma mút cổ đại. (Ảnh: CNN).

Cậu bé Hepner ghé thăm khách sạn The Inn at Honey Run ở Millersburg, Ohio, cùng gia đình và tìm thấy chiếc răng trong lúc chơi ở lạch nước. Theo Jason Nies, chủ khách sạn, cả bố và bác của cậu bé đều am hiểu lịch sử tự nhiên. Họ lập tức lên mạng tra cứu và nhận ra hóa thạch có thể là răng voi ma mút hoặc voi răng mấu.

Gia đình Jackson và khách sạn muốn xác định nguồn gốc của hóa thạch cổ đại nên đã liên lạc với một số giáo sư trong vùng, bao gồm chuyên gia khảo cổ Nick Kardulias ở Đại học Wooster. Giáo sư Kardulias xác nhận chiếc răng mà cậu bé 12 tuổi đào được là răng voi ma mút.

Theo Trung tâm Lịch sử Ohio, cả voi ma mút và voi răng mấu đều có hóa thạch rải rác quanh bang. Hai loài voi này tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm. Voi ma mút là loài ăn cỏ, do đó răng hàm của chúng có nhiều gờ trơn nhẵn để gặm cỏ.

Cập nhật: 15/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video