"Bệnh X" và lời cảnh báo mối đe dọa từ nấm đối với nhân loại

Bệnh X là gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đang lập danh sách mới các mầm bệnh có nguy cơ gây ra đại dịch và cần được theo dõi chặt chẽ.

Mục đích của việc này là cập nhật danh sách để hướng dẫn đầu tư và nghiên cứu phát triển trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vắc xin, xét nghiệm và điều trị bệnh.

WHO đã triệu tập hơn 300 nhà khoa học để xem xét hồ sơ về hơn 25 họ virus và vi khuẩn. Tổ chức này cũng sẽ cân nhắc về "bệnh X", một căn bệnh chưa được hiểu biết đầy đủ và có thể gây ra đại dịch nghiêm trọng trên toàn cầu.

Bệnh X là gì?


Một nhân viên y tế đang thực tập ở một trung tâm cách ly ở Bole Chefe, Ethiopia vào ngày 12/2/2020. (Ảnh: WHO/Otto Bakano).

Bệnh X là căn bệnh do một loại nấm được các chuyên gia y tế coi là nấm sát thủ, gây ra. Nó thường là căn bệnh thứ phát sau khi người bệnh mắc các căn bệnh do nhiễm virus nguy hiểm.

Trường hợp của anh Vikram Trivedi là một ví dụ điển hình. Khi luật sư 38 tuổi này nhiễm virus corona, anh ấy không quá lo lắng. Nhưng chẳng bao lâu sau, trong một nỗ lực tuyệt vọng, các bác sỹ đã đành phải cắt đi nhãn cầu trái, một phần lớn xoang và vòm miệng của anh ấy để cứu lấy mạng sống cho anh.


Bệnh nhân Vikram Trivedi đã phải cắt bỏ nhãn cầu trái và vòm họng. (Ảnh: Simon Townsley).

Cuộc phẫu thuật không phải do Covid-19, cũng không phải do nhiễm trùng mà chính là do một loại "nấm đen" hung hãn đã xâm chiếm cơ thể làm Trivedi suy giảm miễn dịch. Các bác sỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt bỏ các bộ phận trong cơ thể Trivedi đã bị nấm xâm nhập.

Trivedi vẫn là người may mắn. Riêng ở Ấn Độ, quê hương của anh, khoảng 4.300 bệnh nhân Covid-19 đã chết do loại nấm này trong đợt bùng phát thứ hai của đại dịch vào năm 2021. WHO đã phải lên tiếng rằng các căn bệnh do loại nấm này đang tấn công con người với tốc độ tên lửa.

Được thúc đẩy bởi Covid, khả năng kháng thuốc và suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân càng trầm trọng hơn khiến cho tình trạng trở năng và tử vong tăng cao.

Danh sách mầm bệnh nguy hiểm nhất do WHO công bố bao gồm bệnh X với 19 loại nấm khác nhau được coi là những loại nấm nguy hiểm nhất.

Quỹ Hành động toàn cầu về Nhiễm nấm ước tính rằng mỗi năm có hơn 300 triệu người trên thế giới bị bệnh do nấm nguy hiểm, và 25 triệu người có nguy cơ cao tử vong hoặc mất thị lực.

Không hạn chế ở khu vực địa lý nào


Mỗi năm có hơn 300 triệu người mắc bệnh do nhiễm nấm nguy hiểm. (Ảnh: Simon Townsley).

Khả năng mắc bệnh không hạn chế ở khu vực địa lý nào. Ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới bị căn bệnh này tấn công. 

Thông thường, nấm giết người bằng cách xâm nhập vào đường hô hấp và tấn công hệ thần kinh bao gồm cả não. Những người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nấm xâm nhập nhất. "Các bệnh do nấm ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt tác động đến những bệnh nhân dễ bị tổn thương, suy giảm miễn dịch" - Giáo sư, Bác sỹ Haileyesus Getahun, Giám đốc Điều phối Toàn cầu về tình trạng kháng kháng sinh, WHO, cho biết.

Giám đốc Các trường hợp khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan cho biết xác định mục tiêu là các mầm bệnh và virus đặc biệt để nghiên cứu và phát triển biện pháp đối phó là vô cùng cần thiết trong công tác phòng và chống dịch sao cho nhanh chóng và hiệu quả.

"Nếu trước đây chúng ta không quan tâm đáng kể vào nghiên cứu và phát triển trước đại dịch Covid-19 thì chúng ta đã không có được vắc xin an toàn và hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn kỷ lục như vậy".

Lần đầu tiên WHO công bố danh sách các mầm bệnh nguy hiểm nhất là vào năm 2017. Hiện nay, danh sách này bao gồm Covid-19, Ebola, Marburg, sốt Lasa, MERS, SARS, Nipah, Zia, và bệnh X.


Một bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật do nhiễm bệnh do nấm. (Ảnh: Simon Townsley).

Với mỗi mầm bệnh được xác định là đối tượng ưu tiên nghiên cứu, các chuyên gia sẽ xác định những thiếu hụt trong hiểu biết của con người về các căn bệnh đó đồng thời với các hướng ưu tiên nghiên cứu để tìm ra những điều chúng ta còn chưa biết và có phương pháp xử lý, như là điều chế vắc xin, tìm ra cách điều trị, xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Bên cạnh các nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các thử nghiệm lâm sàng để phát triển các công cụ đối phó với dịch bệnh như trên, cộng đồng quốc tế cũng sẽ tăng cường giám sát về thực hiện quy định và y đức trong quá trình ứng phó với dịch bệnh.

Dự kiến WHO sẽ đưa ra danh sách cập nhật vào trước tháng 4/2023.

Cập nhật: 23/11/2022 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video