Bí ẩn về những người sử dụng chất độc làm thuốc bổ tại Châu Âu thế kỷ 19

Bất kể là ở thời đại nào, vẫn sẽ có những người làm những điều ngu ngốc. Và ở thời đại mà khoa học càng mơ hồ và lạc hậu thì con người càng dễ dàng làm những điều ngu ngốc.

Như chúng ta đã biết, asen trioxide, còn được gọi là asen, là một chất độc cổ xưa. Chất độc phổ biến nhất trong bộ phim cung đấu của Trung Quốc là thạch tín, một loại asen trioxit chứa nhiều tạp chất.


Asen (hay thạch tín) là một chất độc phổ biến khi muốn đầu độc của trong phim Trung Quốc xưa.

Tuy nhiên, khi sử dụng thạch tím ở một lượng nhỏ thì sẽ không gây ra hiện tượng tử vong ngay lập tức bởi vậy vẫn có một số người tin rằng thạch tín cũng có chức năng như một loại thuốc bổ và họ có tên là "Những người ăn thạch tín" (Arsenic Eaters). Và hành vi kỳ lạ này thậm chí đã tạo ra một làn sóng tự đầu độc cơ thể vào thế kỷ 19.

Ở châu Âu thế kỷ 19, có một khu vực có tên là Styria (nay thuộc Áo). Ngoài vẻ đẹp của tự nhiên và rượu vang, người dân địa phương nơi đây còn nổi tiếng với việc họ rất thích ăn arsenic và coi chúng như một loại thuốc bổ.

Đôi khi họ sẽ nuốt chửng những khối thạch tín, nhưng thường thì họ sẽ nghiền chúng thành bột và rắc lên bánh mì, thịt xông khói, một số người trong còn bị nghiện chúng đến mức nếu một bữa không ăn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chẳng thiết tha làm điều gì hết.


Khu vực Styria xưa rất thích ăn arsenic và coi chúng như một loại thuốc bổ.

Người ta ước tính rằng thói quen kỳ lạ này bắt đầu lan rộng dần từ thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp khai thác ở Styria đang phát triển mạnh.

Quặng dưới lòng đất thường bị ảnh hưởng bởi asen, vì vậy nó cần phải được nung chảy để thu được nhiều kim loại nguyên chất hơn. Trong quá trình này, asen chứa trong quặng sẽ trải qua phản ứng oxy hóa với không khí, và một loại chất rắn màu trắng được hình thành ở thành ống khói, chất này ngày nay được biết đến với cái tên asen trắng. Nhưng tại thời điểm đó, những người dân địa phương gọi các khối thạch tín này là "hittrichfeitl", có nghĩa là "cục khói trắng".

Để các ống khỏi của lò nung không bị tắc, người dân địa phương thường xuyên loại bỏ các khối thạch tín này và sử dụng chúng và tất nhiên chúng sẽ được đi vào dạ dày của người dân địa phương.

Năm 1851, bác sĩ có tên Von Tschudi, đã lần đầu tiên giới thiệu về những người ăn thạch tín này trong một tạp chí y khoa.

Những người ở đó đã tiêu thụ asen với liều lượng nhỏ trong nhiều năm. Cũng giống như việc uống những viên vitamin, họ đã uống chất độc này như một chất bổ sung sức khỏe.

Họ tin rằng những người đàn ông dùng asen trong một thời gian dài có thể củng cố sức mạnh cơ thể và tăng sức đề kháng. Đối với phụ nữ, asen có thể làm cho làn da trở nên hồng hào cũng như làm cho cơ thể đầy đặn hơn. Người dân địa phương cũng tin rằng chất độc này có thể khiến họ dễ thở hơn khi đi bộ hoặc làm việc trên những ngọn núi có không khí loãng.


Người Styria khi bắt đầu ăn chất độc này cũng cần phải có quy trình và ngày càng nghiện hơn.

Theo mô tả ban đầu của Von Tschudi, người Styria khi bắt đầu ăn chất độc này cũng cần phải có quy trình và họ sẽ ngày càng trở nên nghiện chúng hơn. Lúc đầu, họ chỉ ăn một lượng rất nhỏ và sẽ tăng dần theo thời gian cũng như tùy thuộc vào cảm xúc.

Nhưng dường như những người dân bản địa sau khi sử dụng chúng một thời gian dài có thể phát triển khả năng kháng asen và sức khỏe của họ không hề bị tổn hại nghiêm trọng. Trong số họ, đã có những người sử dụng asen trong hàng chục năm nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và không hề có phản ứng bất lợi nào.

Thậm chí có những người còn nghiện chúng, nếu họ đột nhiên bỏ lỡ một bữa ăn có asen hoặc giảm liều, họ sẽ cảm thấy khó chịu, với các triệu chứng như mất ngủ, chán ăn, nôn mửa và táo bón, hay đau do co thắt.

Trong quá khứ, con người cũng bổ sung các chất độc chết người khác nhau như chì và radium vào mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày trên quy mô lớn. Nhưng nhóm những người ăn thạch tín này đã khơi dậy sự tò mò của con người đến mức độ rất lớn bởi thạch tín là chất độc chết người, nhưng những người này có vẻ như chẳng bị làm sao khi tiêu thụ chúng.


Nếu độ tinh khiết đủ cao, một hạt asen trắng to bằng hạt đậu nành đủ để giết chết một người nhiều lần.

Khi asen xuất hiện dưới dạng asen trioxide, liều gây chết người của chúng chỉ là 14,6 mg/kg. Đối với một người trưởng thành nặng 50 kg, 0,1 gram sẽ gây tử vong. Nếu độ tinh khiết đủ cao, một hạt asen trắng to bằng hạt đậu nành đủ để giết chết một người nhiều lần. Do đó, vấn đề này thực sự kỳ lạ.

Ngay khi các báo cáo và quan sát của Von Tschudi được báo cáo, ngay lập tức điều đó đã khiến giới khoa học trở nên tò mò các học giả khác bắt đầu các chuyến đi thực địa để tìm ra câu trả lời. Họ đã đến thăm hơn một chục bác sĩ địa phương và xác nhận tính xác thực truyền thống ăn arsenic của người dân địa phương và ngày càng nhiều chi tiết cũng được tiết lộ.

Đến năm 1875, một bác sĩ tên Knapp đã đặc biệt mời hai người ăn arsenic thử nghiệm. Họ đã nuốt 400 mg asen trioxide và 300 mg arsenic sulfide trước công chúng. Cả hai vẫn khỏe mạnh trước đám đông vào ngày hôm sau, và xét nghiệm nước tiểu cho thấy trong cơ thể họ tồn tại một lượng lớn thạch tín.


Asen có thể ở trong mô cơ và gây phù, có thể gây ra giãn mao mạch và làm cho da trở nên hồng hơn.

Cho tới nay bí ẩn này vẫn chưa thể xác định được, tuy nhiên việc sử dụng asen trong thời gian dài sẽ khiến mọi người trông hồng hào hơn. Nhưng tất nhiên điều này không liên quan gì đến sức khỏe. Và có một sự thật là asen có thể ở trong mô cơ và gây phù, có thể gây ra giãn mao mạch và làm cho da trở nên hồng hơn. Điều này cũng giải thích cho khuôn mặt đỏ ửng và tăng cân của phụ nữ Styria.

Nhưng nếu người bình thường sử dụng asen trong một thời gian dài, họ sẽ sớm xuất hiện các triệu chứng ngộ độc asen mãn tính khác nhau, chẳng hạn như da chuyển sang màu vàng và dần dần phát triển thành vết chai màu vàng nâu có vảy - còn được gọi là keratosis. Ngoài ra, những người bị ngộ độc asen mãn tính cũng sẽ bị rụng tóc rất nhiều và có những đường trắng trên móng tay.


Người bị ngộ độc asen mãn tính cũng sẽ bị rụng tóc rất nhiều và có những đường trắng trên móng tay.

Cập nhật: 21/03/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video