Bí quyết của rắn mang bành

Rắn mang bành (Ảnh: TTO)

Nhà nghiên cứu Zoltan Takacs (Trường ĐH y khoa Yale, Mỹ) đã giải thích hiện tượng này như sau: rắn có nọc độc được chia thành hai họ chính: rắn hổ lục và rắn mang bành.

Các nhà khoa học từng khám phá máu của rắn hổ lục chứa các phân tử có thể trung hòa thành phần chết người trong nọc độc của chính chúng, tuy nhiên rắn mang bành lại phản ứng với nọc độc của mình theo một cách khác.

Theo đó, chất độc thần kinh là thành phần chủ đạo trong nọc rắn mang bành. Nó bám vào một thụ quan trên những bó cơ, ngăn cản các xung thần kinh kích thích cơ co lại khiến nạn nhân ngừng thở và chết. Mục tiêu mà chất độc này tấn công là thụ quan acetylcholine.

Ông Zoltan Takacs đã so sánh thụ quan acetylcholine của rắn mang bành với thụ quan acetylcholine của các loài có xương sống khác và thấy rằng ở cấp phân tử chúng trông giống nhau, ngoại trừ một amino axit. Với sự khác biệt đơn giản ở amino axit này đã tạo ra một phân tử đường lớn trên thụ quan của rắn mang bành. Phân tử này che đi cái gọi là vùng liên kết trên bề mặt thụ quan khiến chất độc không thể gắn vào được và đó chính là bí quyết giúp rắn mang bành tránh được tác dụng nọc độc của chính nó.

NGUYỄN SINH

Theo National Geography, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video