Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Các ngư dân ở Albania bắt được một con cá mập xanh với đoạn mỏ cá kiếm dài 18 cm trong hộp sọ, đánh dấu trường hợp đầu tiên cá mập sống sót sau vết thương như vậy.

Con cá mập xanh bị cá kiếm đâm xuyên qua hộp sọ, nhưng vẫn sống sót sau tai nạn. Khi bị bắt bởi một nhóm ngư dân ở Vlorë, miền nam Albania, nó không có vết thương lộ thịt do bị đâm thủng và có mồi câu trong dạ dày, chứng tỏ nó kiếm ăn bình thường. Kết quả khám nghiệm sau đó hé lộ đoạn mỏ cá kiếm dài 18,6 cm mắc kẹt trong hộp sọ của nó, New Scientist hôm 1/10 đưa tin.


Cá kiếm sở hữu chiếc mỏ cực dài và nhọn. (Ảnh: BGR).

"Khi tôi nhận ra có mỏ cá kiếm trong đầu cá mập, tôi rất kinh ngạc", Andrej Gajić, chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Sharklab ADRIA tại Vlorë, cho biết. Gajić đã tiến hành hàng chục nghìn ca khám nghiệm cá mập nhưng chưa bao giờ bắt gặp bất cứ trường hợp nào như vậy trước đây và cũng chưa từng thấy trong nghiên cứu khác. Nhóm nghiên cứu của ông chuyên tìm cách hồi sinh và thả cá mập bị bắt nhầm, nhưng con cá mập này đã chết trước khi tới cảng.

Có 8 trường hợp cá mập xanh (Prionace glauca) bị đâm bởi cá kiếm (Xiphias gladius) với mỏ của kẻ tấn công nằm bên trong hoặc gần đầu cá mập. Một con cá mập đuôi mắt đập mắt to (Alopias superciliosus) và cá mập mako vây ngắm (Isurus oxyrinchus) cũng được phát hiện bị cá mỏ dài đâm, trong đó có cá kiếm.

Đây là trường hợp đầu tiên giới nghiên được cứu xác nhận về cá mập sống sót sau tai nạn như vậy. Khi đâm kẻ thù, con cá kiếm ít tuổi có thể phản ứng theo bản năng bằng cách nâng đầu, làm gãy mỏ mà không gây tổn thương bất kỳ cấu trúc quan trọng nào của cá mập.

Con cá mập trưởng thành dài 275cm và nặng 44kg. Cá kiếm có thể dài tới 455cm và nặng tới 650kg. Có một số báo cáo về cá mập xanh ăn thịt cá kiếm. Cả hai loài sử dụng chiến thuật săn mồi dữ dằn để ăn những đàn cá hoặc mực đông đảo. Hành động đâm như vậy có thể xảy ra khi cá kiếm cố gắng tự vệ trước đòn tấn công của cá mập xanh, hoặc tai nạn tình cờ khi hai loài động vật ăn thịt cùng săn một con mồi. Theo Gajić, các nhà nghiên cứu cần quan sát nhiều hơn để xác định nguyên nhân.

Cập nhật: 03/10/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video