Các huyệt có thể cứu người khi say nắng

Đứng trước người bệnh say nắng giữa mức nhiệt lên tới 39-40 độ C ở miền Bắc, việc sơ cứu đúng cách có thể giữ được mạng sống của họ trong tình huống nguy cấp.

Khi miền Bắc bước vào mùa hè, các chuyên gia đều nhận định nhiệt độ càng cao, nguy cơ say nắng, say nóng sẽ cao hơn. Đây cũng được đánh giá là nguy cơ thường trực với mọi lứa tuổi, đối tượng. Trong một số trường hợp hợp khẩn cấp, tình trạng này còn có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Cấp cứu đúng cách

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương, khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chứng say nắng, say nóng thuộc phạm trù “trúng thử” trên góc nhìn y học cổ truyền.


Thời tiết khắc nghiệt khiến nguy cơ say nóng, say nắng thường trực ở mọi lứa tuổi. (Ảnh minh họa)

Tức người bệnh lúc này bị trúng nắng, trúng nóng và xuất hiện các biểu hiện gồm:

  • Sốt, tăng thân nhiệt, da nóng, không ra mồ hôi hoặc ngược lại, vã mồ hôi nhiều, mồ hôi lạnh.
  • Tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp trống ngực.
  • Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Khát nhiều, miệng họng khô.
  • Niêm mạc mắt đỏ, lưỡi đỏ, mặt đỏ, mạch nhanh và nhỏ.
  • Nước tiểu vàng sẫm, ít nước tiểu.

Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể ngất, hôn mê, trụy tim mạch, sốc nhiệt dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Phương nhận định trong những thời điểm này, việc sơ cứu ngay lập tức khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên y tế là điều rất quan trọng, có thể giữ tính mạng cho bệnh nhân.

Cụ thể, vị chuyên gia cho biết người xung quanh lúc này cần nhanh chóng xử lý tại chỗ bằng cách hạ thân nhiệt cho bệnh nhân.

Một số cách hạ thân nhiệt đơn giản là chuyển người bệnh đến nơi thoáng mát, có bóng râm; nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo; sử dụng khăn mát vắt khô, chườm hoặc đắp vào những khu vực như trán, cổ, hõm nách, bẹn”, bác sĩ Phương gợi ý.

Song song với đó, những người xung quanh cũng cần nhanh chóng bổ sung nước cho bệnh nhân khi họ còn tỉnh táo và chưa xuất hiện triệu chứng nôn nhiều. Đồng thời, gọi hỗ trợ từ nhân viên y tế để vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Tuy nhiên, trong những tình huống này, nhân viên y tế có thể chưa thể đến ngay trong khi bệnh nhân lại ở tình trạng nguy kịch. Do đó, ở trường hợp người bệnh đã ngất, ngoài các phương pháp sơ cứu nói trên, bác sĩ Phương gợi ý chúng ta còn có thể day, ấn một số huyệt có tác dụng “tỉnh thần” trong lúc chờ nhân viên y tế.

Các vị trí huyệt bao gồm:

  • Huyệt Nhân trung: Ở một phần 3 phía trên rãnh nhân trung
  • Huyệt Thừa tương: Hõm dưới môi dưới
  • Huyệt Hợp cốc: Hõm giữa ngón trỏ và ngón cái
  • Huyệt Ấn đường: Giao điểm giữa 2 đầu lông mày


Các huyệt có thể sơ cứu cho người say nắng, say nóng. (Ảnh: BVCC).

Phòng tránh say nắng từ các hành động đơn giản

Dù những biện pháp trên có tác dụng trong việc sơ cứu, người bệnh khi say nắng, say nóng vẫn đứng trước những nguy cơ nhất định nếu không được xử trí kịp thời. Bởi vậy, việc phòng tránh “trúng thử” ngay từ đầu là điều cần thiết.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở miền Bắc hiện nay, mọi người cần chú ý uống đủ nước, nhất là những ngày nóng đỉnh điểm.

“Ngoài những việc cần thiết, chúng ta cũng nên hạn chế ra ngoài trời trong những ngày này. Khi ra ngoài, mọi người phải mặc quần áo bảo hộ, sử dụng mũ, ô che nắng, kính râm,...”, vị chuyên gia lưu ý.

Đáng nói hơn, người dân cũng nên tránh làm việc quá lâu ngoài trời nắng, môi trường nóng bức hoặc hoạt động thể lực quá sức dưới thời tiết này.

Bác sĩ Phương nhấn mạnh khi vừa trở về từ ngoài trời nắng, cơ thể còn nóng và ra nhiều mồ hôi, chúng ta tuyệt đối không được tắm nước lạnh, gội đầu, đổ nước từ đỉnh đầu xuống hay để điều hòa quá lạnh, quạt gió hướng thẳng vào người.

Vị chuyên gia cho rằng mọi người nên tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa hè với một số loại rau củ có tính mát như bí đao, cà chua, đỗ xanh, mướp, dưa chuột, mồng tơi, rau đay, rau muống,...

Ngoài ra, bác sĩ này cũng gợi ý một số vị thuốc có tác dụng giải thử, giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát như:

  • Rau má tươi: Rửa sạch, ngâm rửa nước muối, sau đó đem giã, xay lấy nước cốt uống.
  • Lá sen tươi: Rửa sạch, xay hoặc giã với ít muối, lấy nước cốt uống.
  • Lá hương nhu tươi: Rửa sạch, giã nát với ít muối. Đun sôi để nguội, lọc bỏ bã, lấy nước uống.
  • Quả dưa hấu: Vỏ quả rửa sạch, đun nước để nguội uống. Hoặc lấy ruột dưa hấu ép nước uống.
  • Quả mướp đắng (khổ qua): Bỏ ruột, thái mỏng, đun sôi để nguội uống.

Hướng dẫn sơ cứu và phòng tránh say nắng

Những điều cấm kỵ khi bị say nắng

Dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị say nắng

Cập nhật: 12/07/2022 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video