Vì sao dễ say nắng khi chạy bộ đường dài?

Khi chạy đường dài, rất nhiều người có nguy cơ bị say nắng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Làm thế nào để giảm nguy cơ say nắng, dấu hiệu say nắng như thế nào và phải sơ cứu sao cho hiệu quả.

Bác sĩ Ngô Tiến Thái, chuyên gia điều hành y tế cho nhiều giải chạy marathon cho biết, chạy đường dài trong mùa nắng nóng, mọi người sẽ đối mặt với nguy cơ bị say nắng.

Khi chạy, nhiệt độ cơ thể tăng lên trên nền nhiệt nóng, mất nước, nắng nóng... sẽ làm người chạy bị sốc nhiệt, say nắng.


Khi chạy bộ, cần đảm bảo uống đủ nước, theo dõi các dấu hiệu của cơ thể (Ảnh minh họa: Getty).

BS Thái cho biết, dấu hiệu cảnh báo sốc nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể tăng dần lên, khi thân nhiệt trên 40 độ C là sốc nhiệt. Nhưng ở trên đường chạy không có cách gì để chúng ta kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Chúng ta phải cảm nhận bản thân như da mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, buồn nôn chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

Ngay khi có dấu hiệu của pha đầu tiên của sốc nhiệt, mỗi người phải có phương án bảo vệ cho bản thân như che chắn ở đầu, gáy. Nếu nhịp tim cao, thân nhiệt cao và không gắng sức được nữa thì ngay lập tức vào bóng râm nghỉ ngơi, uống nước điện giải, làm mát cơ thể, để dấu hiệu sinh tồn về an toàn mới tiếp tục.

Còn khi đã bị sốc nhiệt, chính người chạy không có khả năng chăm sóc cho bản thân, nếu bị ngất ở môi trường đó khả năng tử vong rất cao.

Nếu đồng đội phát hiện người say nắng cần đưa ngay vào bóng râm và cởi bớt trang phục không cần thiết để làm mát cơ thể cho bệnh nhân và chườm mát 2 bên cổ, 2 bên nách và bẹn. Đây là nơi có động mạch lớn, chúng ta dùng khăn ướt chườm mát khu vực đó.

Thứ hai là quạt mát cho người say nắng. Khi tri giác người say nắng, sốc nhiệt không tỉnh táo thì tuyệt đối không cho ăn hay uống vì nguy cơ sặc vào phổi rất cao. Khi phát hiện người cần hỗ trợ y tế thì cần hô hoán lên để có sự chung sức của các vận động viên khác.

Theo Tiến sĩ khoa học dữ liệu, HLV chạy địa hình Vũ Tiến Việt Dũng, sẽ rất nhiều nguy cơ nếu chạy ở trên núi không có rừng cây che, cơ thể phơi dưới nắng nhiều tiếng đồng hồ.

"Chúng ta cần chuẩn bị quần áo, mũ, trang phục che chắn. Khi trời nắng thì bắt buộc phải chạy chậm lại, chúng ta không có nhiều máu nuôi cơ bắp nữa.

Chúng ta hãy luôn cảm nhận xem cơ thể có đủ nước không, có choáng váng không, mồ hôi có ra không. Cảm nghĩ về việc thở và không bị choáng là rất quan trọng.

Như bản thân tôi dù đang đua top vẫn luôn phải tìm gốc cây để nghỉ tránh nắng khi thấy cơ thể mệt mỏi. Nói vậy để nhấn mạnh yếu tố quan trọng là bảo vệ sự an toàn của bản thân", HVL Việt Dũng chia sẻ.

Vì thế, khi chạy trong thời tiết nắng nóng, trước hết mọi người cần lựa chọn trang phục phù hợp, mát, thoát hồ hôi, có mũ che chắn vùng đầu, gáy.

Tiếp đó, hãy luôn uống đủ nước. Nước oresol là lựa chọn tốt do cơ thể mất nước qua mồ hôi kèm theo các chất điện giải như đường, muối, kali, việc uống oresol sẽ giúp bổ sung điện giải.

Ngoài ra, hãy theo dõi, cảm nhận nhịp tim. "Trong trường hợp không có đồng hồ theo dõi  nhịp tim, tôi hay hướng dẫn học viên cảm nhận sự gắng sức, đánh giá mình đang gắng ở mức độ nào.

Từng mức độ gắng sức liên quan đến các biểu hiện cơ thể như hơi thở, khả năng nói. Chúng ta có thể chạy bộ hít thở bình thường, thỉnh thoảng nói chuyện cả câu, cảm nhận chạy rất lâu. Nhưng khi chạy mà chỉ nói được vài từ thì chắc chắn là rất mệt. Sự cảm nhận cơ thể đang mệt mỏi quan trọng hơn là con số, và hãy điều chỉnh, giảm tốc độ để đảm bảo cuộc chạy an toàn", HLV Việt Dũng chia sẻ.

Cập nhật: 25/04/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video