Các quốc gia họp khẩn cấp

Trước tình hình cúm gia cầm đã hiển hiện là một đại họa chung cho cả nhân loại, ở khắp các châu lục, nhiều cuộc họp đang được triệu tập khẩn cấp để bàn biện pháp phối hợp.

Các quốc gia trong vùng Nam Thái Bình Dương đang tổ chức họp thượng đỉnh ở Papua New Guinea từ ngày 25 đến 27-10. Úc cũng tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của khối APEC (châu Á - Thái Bình Dương) về vấn đề cúm gia cầm trong hai ngày 31-10 và 1-11. "Cuộc họp này sẽ xem xét cả hai cấp độ: công tác chuẩn bị đã đến đâu rồi và những gì cần hơn nữa để cải tiến việc chuẩn bị của từng nền kinh tế một" - Ngoại trưởng Alexander Downer cho biết.

Tại Hội nghị Ottawa (Canada) qui tụ bộ trưởng y tế của 29 nước có nguy cơ bùng phát cúm gia cầm và các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc trong hai ngày 24 và 25-10. Tại đây, Tổng giám đốc FAO Jacques Dioup cho rằng "cần có các biện pháp bảo vệ trong trường hợp virus H5N1 lây giữa người và người, song đó là tuyến phòng vệ thứ hai" và hiện tại "trận chiến thật sự" là phải đối phó với sự lây lan dịch bệnh ở gia cầm.

Theo ông Dioup, đến nay đã có khoảng 140 triệu con gia cầm bị tiêu hủy tại các nước Đông Nam Á, gây thiệt hại khoảng 10 tỉ USD cho các nước này. Cho đến nay thế giới đã ghi nhận 120 trường hợp nhiễm virus H5N1 ở người, trong đó 60 trường hợp đã tử vong.

Tại châu Âu, Croatia lại xác nhận một ổ virus H5 mới trong những con thiên nga mới chết ở một vùng hồ phía tây, cách khu hồ có sáu con thiên nga đầu tiên chết vì cúm gia cầm ở nước này 15km. Croatia vừa hoàn tất việc tiêu hủy hơn 10.000 con gia cầm gần khu vực bị lây nhiễm. Ở Nga, một ổ dịch mới cũng vừa được phát hiện ở vùng Altai nằm ở phía nam Siberia. Giới chức trách cho biết đã tìm thấy kháng thể virus cúm gia cầm trong máu của 59 con lông vũ chết ở bảy trại khác nhau tại làng Pokrovka.

Ở châu Á, tình hình cũng chẳng sáng sủa gì. Indonesia cho biết cúm gia cầm vừa cướp đi mạng sống của nạn nhân thứ tư ở nước này. Trung Quốc thông báo một ổ dịch mới ở tỉnh An Huy. Thái Lan vừa cho biết cúm gia cầm đã lan ra tới 39 tỉnh thành, tức trên một nửa lãnh thổ của nước này. Tính đến 24-10, Thái Lan đã có thêm ít nhất sáu trường hợp bị nghi nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm dịch bệnh này tại Thái Lan kể từ cuối năm 2003 lên 19 người, trong đó có 13 người chết.

Về vấn đề thuốc Tamiflu, ngày 24-10 lại có thêm Canada lên tiếng rằng "cộng đồng quốc tế đang quan tâm đến thái độ lưỡng lự của Công ty Roche trong việc cho phép các nơi sản xuất thuốc nhái nhằm bảo vệ hàng triệu người trước đại dịch cúm gia cầm".

THỦY TÙNG (Novosti, AFP, Reuters, BKP, JP)

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video