Nhiều người trong chúng ta khi đi vệ sinh không mấy chú ý tới màu của nước tiểu. Tuy nhiên, theo một vị bác sĩ uy tín của Anh, nước tiểu có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của chủ nhân, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.
>> Xem nước tiểu để biết bạn khỏe hay yếu
Xuất hiện trên chương trình This Morning của kênh ITV (Anh), tiến sĩ Chris Steele đã giải thích việc mỗi sắc độ màu của nước tiểu, từ trong vắt tới đỏ hay xanh, báo hiệu điều gì về cơ thể.
Ông Steele đặt một loạt ống nghiệm chứa nước tiểu với các màu sắc khác nhau. Lời khuyên đầu tiên của ông là quan sát màu của nước tiểu trong khi tiểu tiện, thay vì khi chúng đã rơi xuống bồn cầu, do nó có thể bị pha loãng trong 2 lít nước. Khi được hỏi liệu điều này có hơi khó đối với phụ nữ, vị bác sĩ đáp bạn vẫn có thể hứng nước tiểu nếu thấy lo lắng.
Theo Trung tâm y tế Cleveland, nước tiểu không màu, trong suốt báo hiệu ban đang uống quá nhiều nước và cần cắt giảm; màu vàng nhạt hoặc vàng trong là bình thường; vàng đậm là bình thường nhưng bạn vẫn cần sớm uống thêm chút nước; màu vàng hổ phách hoặc vàng mật ong chứng tỏ cơ thề đang không nhận đủ nước và bạn cần uống thêm ngay lập tức.
Theo ông Steele, khi nghĩ về màu của nước tiểu, một điều quan trọng cần nhớ là các thực phẩm, đồ uống và dược phẩm có thể tác động đến nó. Chẳng hạn như thuốc nhuận tràng có thể khiến màu nước tiểu sẫm màu hơn. Một ví dụ khác là, măng tây và phẩm màu có thể biến nước tiểu thành màu xanh dương hoặc xanh lục.
Tuy nhiên, nước tiểu sủi bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo ai đó đang ăn quá nhiều protein và cần phải cắt giảm bớt lượng dưỡng chất này.
Nếu nước tiểu có màu nâu, đây có thể là dấu hiệu bệnh gan. Nếu nước tiểu màu hồng tới đỏ, nó có bắt nguồn từ phẩm màu trong thức ăn hoặc chứa máu do nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiết niệu, trục trặc tuyến tiền liệt hay nhiễm độc chì.
Về sắc độ màu của nước tiểu liên quan đến sức khỏe, ông Steele nói, nước tiểu trong có thể là dấu hiệu chứng tỏ một người được cung cấp nước đầy đủ. Dẫu vậy, nó có thể vì chủ nhân đang dùng thuốc hoặc đồ uống lợi tiểu như cà phê hay rượu cồn, khiến họ có nhu cầu tiểu tiện thường xuyên hơn.
Vị bác sĩ đáng kính lý giải, các quả thận của chúng ta có 2 chức năng chính: một là lọc bỏ chất độc, tạo ra chất thải và đưa nó ra ngoài cơ thể; hai là cân bằng chất lỏng trong cơ thể, trong đó chất lỏng thu nạp được từ ăn uống và các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể cũng như mất mát qua quá trình tiết mồ hôi.
Nước tiểu màu cam thường là dấu hiệu bạn không uống đủ nước, nhưng cũng có thể báo động bệnh gan hoặc mật. Nước tiểu màu xanh dương hoặc xanh lục thường bắt nguồn từ phẩm màu trong thức ăn hoặc thuốc.
Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với cơ thể bị mất nước nhiều hơn. "Vào buổi sáng, bạn có thể nhận thấy nước tiểu của mình sẫm màu hơn vào buổi tối. Hiện tượng này vì vào ban đêm, bạn nằm không làm gì và các quả thận của bạn tích cực hoạt động để tinh lọc các ảnh hưởng độc hại. Nước tiểu vàng đậm có thể báo hiệu các vấn đề về gan, một chứng bệnh có thể gây vàng cả mắt và da", ông Steele cho biết thêm.
Tuy nhiên, màu nước tiểu đáng chú ý nhất là hồng hoặc đỏ tươi. Nếu một người thải ra nước tiểu màu đỏ, đó có thể vì họ đã ăn một số thực phẩm nhất định vào đêm trước đó, chẳng hạn như củ cải đường, quả mâm xôi hay cây đại hoàng. Dẫu vậy, đây cũng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng hơn của chứng nhiễm trùng từ thận đi xuống bàng quang và niệu đạo, hay khối u hoặc sỏi thận.
Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt có thể là dấu hiệu protein quá mức trong chế độ ăn hoặc bệnh thận.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất khiến nước tiểu màu đỏ là viêm bọng đái hay nhiễm trùng đường tiết niệu, khiến máu xâm nhập vào nước tiểu.
Một người có nước tiểu màu đỏ đậm được xác định đang trong tình trạng mất nước nghiêm trọng. Họ có thể là những người mắc bệnh gan.