Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc

Biết cách xác định các hướng chính bằng nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp bạn thắng trong các cuộc thi định hướng, tìm đúng đường nếu bạn cần đổi hướng, thậm chí bạn còn có thể tự cứu mình khi bị lạc ở nơi hoang dã. Có nhiều cách để đoán phương hướng, nhưng nếu không có la bàn hoặc điện thoại di động, bạn vẫn có cách để xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Phương pháp 1: Dùng bóng cọc

1. Thu thập vật liệu. Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, do đó bóng của mặt trời đổ xuống cũng luôn chuyển động theo hướng đó, và bạn có thể quan sát sự chuyển động của bóng mặt trời để định hướng. Phương pháp này cần có:

  • Một chiếc cọc thẳng dài khoảng 0,6 – 1,5 mét
  • Một chiếc que dài khoảng 30 cm
  • Hai hòn đá hoặc các vật khác (đủ nặng để không bị gió thổi sang chỗ khác).

2. Cắm cọc thẳng đứng trên mặt đất. Đặt một hòn đá đánh dấu đầu bóng cọc trên mặt đất.

3. Chờ khoảng 15-20 phút. Bóng cọc sẽ di chuyển. Dùng hòn đá thứ hai đánh dấu vị trí mới của đầu bóng cọc. Nếu có thời gian, bạn hãy chờ thêm và dùng đá đánh dấu các vị trí bóng di chuyển.

4. Nối các điểm đã đánh dấu. Bạn có thể vẽ một đường thẳng trên mặt đất giữa hai điểm, hoặc dùng chiếc que ngắn hơn để nối hai điểm. Cái bóng sẽ di chuyển ngược hướng mặt trời, do đó đường thẳng này xác định đường Đông – Tây: điểm đầu tiên đại diện cho hướng Tây, và điểm thứ hai đại diện cho hướng Đông.

Nếu không nhớ thứ tự các hướng, bạn hãy bắt đầu với hướng Bắc, di chuyển theo chiều kim đồng hồ và dùng cụm từ gợi nhớ:

Bắt Đầu Nổi Tiếng.

Hoặc bạn có thể vẽ hình chiếc đồng hồ với hướng Bắc ở vị trí 12 giờ, hướng Đông ở 3 giờ, hướng Nam ở 6 giờ, và hướng Tây ở 9 giờ.

  • Lưu ý rằng phương pháp này chỉ gần đúng và có thể sai số khoảng 23 độ.

Phương pháp 2: Dùng đồng hồ mặt trời

Thu thập vật liệu. Phương pháp này tương tự như phương pháp dùng bóng cọc nhưng chính xác hơn vì thời gian quan sát diễn ra lâu hơn. Chọn mặt đất bằng phẳng và thu thập các vật liệu:

  • Một chiếc cọc dài khoảng 0,6 - 1,5 mét
  • Một chiếc que nhỏ và nhọn
  • Hai hòn đá nhỏ
  • Một đoạn dây dài

2. Cắm chiếc cọc trên mặt đất. Việc này cần được thực hiện trước buổi trưa. Đầu bóng cọc in trên mặt đất ở đâu, đặt một hòn đá ở đó.

3. Buộc sợi dây vào chiếc que và cây cọc. Buộc chiếc que nhọn vào một đầu sợi dây, và đầu dây bên kia buộc vào cọc, đảm bảo sợi dây đủ dài để chạm đến hòn đá trên mặt đất.

4. Vẽ một đường tròn xung quanh cọc. Bắt đầu từ vị trí hòn đá, dùng chiếc que nhọn được buộc vào cọc để vẽ một đường tròn trên mặt đất xung quanh cọc.

5. Chờ đợi. Khi đầu bóng cọc chạm vào đường tròn lần nữa, đánh dấu điểm đó bằng hòn đá kia.

6. Nối hai điểm. Đường thẳng nối hai hòn đá là đường Đông-Tây, trong đó hòn đá thứ nhất đại diện cho hướng Tây và hòn đá thứ hai đại diện cho hướng Đông. Để tìm hướng Bắc và hướng Nam, bạn hãy nhớ là hướng Bắc sẽ kế tiếp hướng Tây theo chiều kim đồng hồ, và hướng Nam kế tiếp hướng Đông theo chiều kim đồng hồ.

Phương pháp 3: Định hướng bằng môi trường tự nhiên

1. Quan sát mặt trời vào buổi trưa. Vào buổi trưa, mặt trời có thể chỉ cho bạn hướng Bắc Nam, từ đó có thể xác định hướng Đông và Tây. Tuy nhiên nó không chỉ chính xác hướng Bắc hay hướng Nam. Ở bán cầu Bắc, đường đi thẳng về phía mặt trời vào buổi trưa sẽ dẫn bạn đến hướng Nam, và hướng ra xa mặt trời sẽ là hướng Bắc. Ở bán cầu Nam thì ngược lại: đi về phía mặt trời tức là về hướng Bắc, ra xa mặt trời là hướng Nam.

2. Dùng hướng mặt trời mọc và lặn để xác định phương hướng tương đối. Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, do đó bạn có thể dùng vị trí mặt trời mọc và lặn để xác định phương hướng. Quay mặt về phía mặt trời mọc nghĩa là bạn đang đối diện hướng Đông, khi đó hướng Bắc sẽ ở bên trái, và hướng Nam ở bên phải. Quay mặt về phía mặt trời lặn có nghĩa là bạn đang đối diện hướng Tây, khi đó hướng Bắc sẽ ở bên phải, và hướng Nam ở bên trái.

  • Vị trí mặt trời mọc và lặn chỉ cho biết tương đối về phương hướng của 363 ngày trong năm, vì chỉ có hai ngày xuân phân và thu phân (ngày đầu tiên của mùa xuân và mùa thu) là mặt trời mọc đúng hướng đông và lặn đúng hướng tây.

3. Quan sát thực vật. Mặc dù việc quan sát cây cối không được cho là khoa học và chính xác, nhưng bạn cũng có thể dựa vào đó để xác định phương hướng một cách tương đối. Ở bán cầu Bắc, mặt trời thường ở hướng Nam trên bầu trời, và hiện tượng này sẽ ngược lại khi ở bán cầu Nam. Như vậy khi ở bán cầu Bắc, lá cây và các tán lá mặt Nam của cây hoặc bụi cây thường dày hơn và sum suê hơn.[5] Ở bán cầu Nam thì ngược lại, cây sẽ phát triển tươi tốt hơn ở mặt Bắc của cây.

  • Nhiều sách hướng dẫn ghi chú rằng rêu chỉ mọc ở mặt Bắc của cây khi sống ở bán cầu Bắc, nhưng điều này không đúng. Tuy nhiên, mặc dù rêu mọc ở mọi hướng trên cây, nhưng đúng là rêu thường mọc dày hơn ở nơi nhiều bóng mát (phía Bắc khi ở bán cầu Bắc, và phía Nam khi ở bán cầu Nam).

4. Tính toán phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ và mặt trời. Bạn có thể kết hợp đồng hồ đeo tay có kim chỉ giờ và mặt trời để xác định các hướng chính một cách tương đối nếu chẳng may bị lạc trong rừng nhưng ít nhất vẫn có đồng hồ đeo trên tay. Nếu ở bán cầu Bắc, bạn hãy hướng kim chỉ giờ trên đồng hồ về phía mặt trời. Hướng Nam sẽ ở điểm giữa số 12 và kim chỉ giờ.[6] Ở bán cầu Nam, khi điều chỉnh số 12 hướng về mặt trời, điểm giữa số 12 và kim chỉ giờ sẽ chỉ hướng Bắc.

  • Khi bạn quay mặt về hướng Bắc, hướng Đông sẽ ở bên phải và hướng Tây sẽ ở bên trái bạn. Khi quay mặt về hướng Nam, hướng Đông sẽ ở bên trái, và hướng Tây sẽ ở bên phải.
  • Vào mùa hè ở các khu vực có chỉnh giờ theo mùa, bạn hãy dùng số 1 giờ thay vì 12 giờ trên đồng hồ để xác định hướng.
  • Phương pháp này chỉ có tác dụng khi đồng hồ của bạn được chỉnh đúng giờ. Phương pháp này có thể sai số khoảng 35 độ, do đó nó chỉ cho biết phương hướng tương đối.

Phương pháp 4: Định hướng bằng sao Bắc cực (ngôi sao phương Bắc)

1. Nhận biết sao Bắc cực. Ở Bắc bán cầu, sao Bắc cực có thể giúp bạn tìm hướng Bắc. Đây là một trong những cách nhanh nhất để xác định phương hướng ban đêm nếu bạn không có la bàn hoặc thiết bị định vị GPS. Sao Bắc cực là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Ngôi sao này nằm trên bầu trời gần Bắc cực, do đó nó không di chuyển nhiều, nghĩa là nó sẽ giúp xác định phương hướng khá chính xác.

2. Xác định vị trí sao Bắc cực. Tìm chòm sao Big Dipper (Đại HùngTinh) và Little Dipper (Tiểu Hùng Tinh). Tưởng tượng chòm sao Big Dipper như một cái gáo múc nước, cạnh ngoài của phần thân gáo (xa nhất so với cán gáo) sẽ hướng đến sao Bắc cực. Để chắc chắn, bạn có thể thấy sao Bắc cực là ngôi sao cuối cùng tạo thành hình cán gáo của chòm Little Dipper.

3. Vẽ một đường thẳng tưởng tượng từ sao Bắc cực xuống đất. Đó sẽ là hướng Bắc tương đối chính xác. Khi quay mặt về hướng chính Bắc; sau lưng bạn sẽ là hướng chính Nam, hướng chính Tây ở bên trái, và hướng chính Đông ở bên phải.

Phương pháp 5: Định hướng bằng chòm sao Nam Thập

1. Nhận biết chòm sao Southern Cross (Nam Thập). Ở Nam bán cầu, chòm sao Nam Thập (Nam Tào) có thể dùng để xác định hướng Nam. Chòm sao này gồm năm ngôi sao, và bốn sao sáng nhất tạo thành hình cây thập tự).

2. Dùng chòm sao Nam Thập để tìm hướng Nam. Tìm hai ngôi sao tạo thành chiều dài của cây thập tự, tưởng tượng một đường thẳng kéo dài gấp 5 lần chiều dài cây thập tự. Khi đến cuối đường thẳng tưởng tượng đó, bạn hãy vẽ một đường thẳng khác xuống mặt đất. Đại khái đây sẽ là hướng Nam.

3. Chọn một cột mốc. Khi đã xác định hướng Nam một cách tương đối, bạn nên chọn một cột mốc nào đó trên mặt đất để tránh mất phương hướng.

Phương pháp 6: Tự làm la bàn

1. Thu thập dụng cụ và vật liệu. La bàn là một thiết bị có hình tròn, trên đó có in các hướng chính. Một chiếc kim có thể quay được dùng từ trường của trái đất để xác định hướng của la bàn. Bạn có thể tạo một chiếc la bàn thô sơ nếu có một số vật liệu. Bạn sẽ cần:

  • Một chiếc kim khâu bằng kim loại và nam châm
  • Một bát nước
  • Kìm và kéo
  • Nút bần (hoặc chỉ cần một chiếc lá)

2. Chà xát chiếc kim vào thỏi nam châm. Chà xát ít nhất 12 lần nếu bạn dùng nam châm yếu như nam châm tủ lạnh, hoặc 5 lần nếu bạn có nam châm mạnh hơn. Động tác chà xát sẽ khiến chiếc kim nhiễm từ.

3. Cắt nút bần thành một hình tròn dày khoảng 0,5 cm. Tiếp đó dùng kìm đẩy chiếc kim xuyên qua nút bần. (Nếu không có nút bần, bạn có thể đặt kim lên một chiếc lá).

4. Đặt nút bần vào giữa bát nước. Chiếc kim sẽ quay tự do như chiếc kim trong la bàn và cuối cùng sẽ chỉ đúng hướng của hai cực.

5. Chờ cho kim ngừng quay. Nếu chiếc kim nhiễm từ, nó sẽ chỉ hướng Bắc – Nam. Lưu ý, trừ khi bạn có la bàn hoặc có vật tham chiếu nào khác, bạn sẽ không biết chiếc kim chỉ hướng Bắc hay hướng Nam, chỉ biết rằng nó chỉ một trong hai hướng. Nhiều trang web và tài liệu nói rằng bạn có thể làm chiếc kim nhiễm từ bằng cách chà xát vào len hoặc lụa, nhưng thực ra việc đó chỉ tạo nên tĩnh điện chứ không tạo từ tính.

Phương pháp 7: Xác định hướng bằng nam châm hoặc các thiết bị điện tử

1. Tìm phương hướng bằng la bàn. Dù là ban ngày hay ban đêm, la bàn, GPS hoặc điện thoại di động là cách tốt nhất và dễ nhất để xác định phương hướng. Các thiết bị này cũng chính xác nhất, do đó cũng là các phương pháp đáng tin cậy nhất. Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là khi chiếc la bàn chỉ hướng Bắc nghĩa là nó chỉ bạn đến cực Bắc của từ trường, khác với hướng Bắc thực sự (tương tự như cực Nam của từ trường khác với hướng Nam thực sự).

  • Khi bạn quay la bàn theo các hướng khác nhau, chiếc kim trong la bàn cũng sẽ quay và chỉ hướng mà bạn đang đối diện.
  • La bàn có thể chỉ sai hướng khi xung quanh có các vật kim loại như chìa khóa, đồng hồ và khóa thắt lưng. Tương tự như vậy khi la bàn ở gần các vật có từ tính như một số đá hoặc dây tải điện.

2. Dùng thiết bị định vị toàn cầu. Không thể phủ nhận thiết bị GPS là cách dễ nhất để xác định hướng hoặc tìm đường, vì thiết bị này dùng vệ tinh để định vị. Thiết bị GPS có thể cho biết bạn đang ở đâu, chỉ đường đến một vị trí cụ thể và theo dõi đường di chuyển của bạn.[15] Thiết bị GPS đòi hỏi phải trả phí và có pin để hoạt động. Nó cũng cần phải kích hoạt trước khi sử dụng để tự định vị (biết nó đang ở đâu) và tải về các bản đồ chính xác cập nhật nhất.

  • Mở GPS để có tín hiệu cần thiết.
  • Thiết bị GPS không những có la bàn giúp bạn xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mà còn có mũi tên trên bản đồ chỉ hướng mà bạn đang đối diện.
  • Tọa độ của bạn cũng sẽ hiện trên đầu màn hình với thông tin về kinh độ và vĩ độ.
  • Vì GPS định hướng qua vệ tinh, do đó các tòa nhà cao, cây to và các cấu trúc địa lý khác có thể làm nhiễu tín hiệu.

3. Chuyển điện thoại thành thiết bị định hướng. Hầu hết điện thoại thông minh đều được trang bị la bàn, GPS, hoặc cả hai. Bạn có thể tải các ứng dụng hoặc cài đặt các phần mềm để điện thoại có chức năng này. Để dùng chức năng GPS trên điện thoại, bạn cần phải kết nối Wi-Fi hoặc mạng internet, đồng thời GPS hoặc các dịch vụ định hướng khác phải hoạt động. Để có chức năng này, bạn hãy tìm các ứng dụng “la bàn”, “bản đồ”, hoặc “định hướng”.

Lời khuyên

Nếu có kế hoạch đi dã ngoại, bạn luôn luôn nên chuẩn bị thức ăn, nước, và ít nhất cũng phải đem theo la bàn và bản đồ. Tránh đi một mình, nhưng nếu nhất định phải đi, bạn nhớ cho người khác biết bạn sẽ đi đâu.

Cập nhật: 06/04/2019 Theo wikihow
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video