Căn bệnh kì lạ khiến hàng triệu người buồn ngủ, bị mắc kẹt trong cơ thể của chính mình và tử vong

Căn bệnh ngủ này xảy ra cùng thời điểm với dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát nên nó thường bị lịch sử và con người lãng quên.

Sau Thế chiến I, một căn bệnh ngủ kì lạ hay còn được gọi là bệnh viêm não rối loạn hôn mê (lethargic encephalitis) đã tấn công hàng triệu người trên khắp thế giới và khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt nhiều thập kỷ.


Căn bệnh ngủ kì lạ hay còn được gọi là bệnh viêm não rối loạn hôn mê.

Dựa vào nhiều nguồn tin, khoảng 1 triệu người mắc bệnh ngủ đã qua đời, trong khi nhiều người khác thì bị biến thành bức tượng sống, phải dành cả phần đời còn lại bị mắc kẹt trong chính cơ thể của mình, không thể cử động cũng không thể nói nên lời.

Rất nhiều nhà khoa học danh tiếng 100 năm về trước đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh kì lạ này cũng như cách điều trị.

Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có điều gì được chứng minh rõ ràng và căn bệnh này vẫn tồn tại như một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử y khoa.

Bệnh ngủ lan ra khắp toàn cầu cùng thời điểm với dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát giết chết hơn 50 triệu người.

Và đây chính là lý do lịch sử đã ngó lơ căn bệnh này mặc dù nó cũng gây ra cái chết của hơn 1 triệu người và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người khác.

Đa số các trường hợp mắc bệnh đều được báo cáo vài tháng sau khi Thế chiến I kết thúc, nhưng nhiều người tin rằng căn bệnh ngủ này đã bắt đầu từ khoảng năm 1915 hoặc 1916 khi những người lính được các bác sĩ ở Paris, Pháp, kiểm tra sức khỏe.

Ban đầu, bác sĩ tin rằng nguyên nhân gây ra những triệu chứng bất thường này là khí mù tạt, một loại khí ga được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. Thế nhưng, không lâu sau đó, nhận định này của họ đã bị chứng minh là sai.

Một nhà tâm thần học đến từ Vienna tên Constantin von economo đã viết một bài báo về căn bệnh này sau khi ông chứng kiến những người dân thường mắc phải.

Không lâu sau đó, tên ông xuất hiện trên các trang báo và căn bệnh viêm não rối loạn hôn mê được biết đến rộng rãi ở Vienna với tên gọi là bệnh Economo.


Ở Vienna bệnh này còn được gọi với cái tên là bệnh Economo.

"Chúng ta đang đối mặt với một căn bệnh ngủ kéo dài. Các triệu chứng ban đầu là đau đầu và khó chịu. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu bị buồn ngủ và rơi vào cơn mê sảng... 

Triệu chứng này có thể gây ra tử vong ngay lập tức hoặc trong vài tuần tiếp theo. 

Ngoài ra, nó cũng có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng do sự biến đổi từ cơn buồn ngủ đơn thuần cho đến trạng thái choáng váng và hôn mê sâu" - ông Constantin viết trong bài báo xuất bản năm 1917.

Vài năm sau đó, căn bệnh ngủ kì lạ đã tấn công vào các hộ gia đình, đoạt mạng không ít người và khiến cho hàng triệu bệnh nhân bị mắc kẹt trong chính cơ thể của mình.

Đây là căn bệnh gây ra viêm não, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và được biết đến rộng rãi với cái tên là bệnh ngủ, nghe có vẻ buồn cười so với khả năng giết người của nó.

Theo nhiều báo cáo, căn bệnh này giết chết 1/3 người nhiễm bệnh, tỉ lệ sống sót là khoảng 20% nhưng đa số đều không thể sống độc lập mà phải nhờ vào sự chăm sóc đặc biệt. Ít hơn 1/3 trong số đó có thể hồi phục hoàn toàn.

Bệnh ngủ có thể tấn công mọi người bất kể độ tuổi và dễ nhiễm bệnh nhất là những người trẻ thuộc độ tuổi 15-35.

Giai đoạn đầu của căn bệnh kì lạ này không khác gì bệnh cúm thông thường: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi và sổ mũi.

Bệnh nhân không hề biết rằng bản thân mình đang chiến đấu với căn bệnh chết người và trong thời gian đó thì căn bệnh đã có thể xâm nhập vào não.

Nguyên nhân cái chết được xác định là do sưng vùng dưới đồi, một phần nhỏ của não có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chức năng, trong đó có giấc ngủ.

Khi bị bệnh ngủ tấn công, khu vực dưới đồi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Khoảng 10 năm sau bài báo của Constantin, bệnh ngủ bỗng dưng biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nhà virus học John Oxford tin rằng "cuộc chơi" ấy vẫn chưa kết thúc.

"Tôi thật sự tin rằng căn bệnh này có thể sẽ trở lại lần nữa. Đến khi chúng ta tìm hiểu được nguyên do mới có thể thật sự ngăn chặn nó" - ông nói với BBC.

Đúng như ông John dự đoán, căn bệnh ngủ này đã quay trở lại một lần nữa. Năm 1993, một cô gái trẻ có tên là Becky Howells đã bị chẩn đoán nhiễm bệnh ngủ và mất vài năm sau đó, cô mới có thể hồi phục.

Ngày càng nhiều trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện, ông John cùng với sự giúp đỡ của một vài đồng nghiệp đã có thể tìm ra nhiều điểm tương đồng giữa các bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đã bị viêm họng trước khi phát hiện bị nhiễm bệnh ngủ. Hai bác sĩ Russell Dale và Andrew Church tin rằng căn bệnh được gây ra bởi một dạng vi khuẩn hiếm gặp có tên là streptococcus, hệ thống miễn dịch của con người bị tổn thương khi chiến đấu với vi khuẩn và kết quả là nó xâm nhập vào não, làm não bị tổn thương.

Đó hẳn là một khám phá mang tính đột phá nhưng không ai có thể chứng minh chắc chắn rằng vi khuẩn streptococcus gây ra bệnh viêm não rối loạn hôn mê.

Nghiên cứu vẫn được tiến hành và đến hiện tại, căn bệnh này vẫn là một bí ẩn lớn đối với giới y khoa.

Cập nhật: 08/05/2020 Theo ICT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video