"Cánh cửa địa ngục" ngày càng phát triển, không gì có thể ngăn cản

Miệng núi lửa được mệnh danh là cánh cửa địa ngục ở Siberia đang ngày càng mở rộng hơn, không có gì ngăn cản được.

Miệng núi lửa Batagaika, nơi được mệnh danh là "cánh cửa địa ngục" trên thế giới tọa lạc ở Siberia. Theo số đo từ những năm 1980, miệng hố có chiều dài khoảng 1km và sâu 86 mét.


 Batagaika được xem là một trong những miệng hố tử thần lớn nhất thế giới.

Miệng hố để lộ những lớp đất có tuổi đời từ 120.000 đến 200.000 năm. Theo xác định niên đại, lớp đất già nhất có tuổi đời lên tới 650.000 năm.

Khu vực Siberia là nơi có rất nhiều hố sụt khổng lồ, hình thành từ sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu phía dưới lòng đất. Trong số đó, Batagaika được xem là một trong những miệng hố tử thần lớn nhất thế giới. Những người Yakut cư trú trong khu vực tin rằng miệng núi lửa là lối đi dẫn đến địa ngục.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đang lo ngại về sự phát triển, mở rộng không ngừng của miệng hố trong những năm qua. Ước tính, nó phát triển khoảng 20 đến 30 mét mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với trước đây, đây là một tốc độ đáng báo động.

Các cuộc điều tra sau nhiều năm phát hiện rằng miệng hố vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, không có dấu hiệu dừng lại hay điều gì đó sẽ ngăn cản sự mở rộng.


Cổng địa ngục ở Siberia nhìn từ drone. (Video: Reuters).

Thước phim chia sẻ hôm 12/7 cung cấp hình ảnh nhìn từ trên cao của miệng hố Batagaika, được xem như hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới, theo Ruptly.tv. Bao phủ diện tích 0,8 km2, tương đương khoảng 145 sân bóng đá, vết sẹo sâu cắt ngang qua vùng rừng phía đông Siberia nhiều khả năng ra đời do nạn chặt phá rừng trong thập niên 1940. Hoạt động này dẫn tới xói mòn, khiến tình trạng tan chảy theo mùa của đất đóng băng vĩnh cửu càng trầm trọng và tạo ra miệng hố đồ sộ trên mặt đất gọi là "mega-slump". Do đất đóng băng vĩnh cửu trong khu vực chứa 80% băng, lượng lớn băng tan chảy làm trầm tích ở sườn đồi sụp đổ, hé lộ vết cắt dài và sâu chạy ngang qua bề mặt Cộng hòa Sakha ở Nga.

Không chỉ hình ảnh từ drone cho thấy miệng hố tiếp tục mở rộng. Trong nhiều năm qua, ảnh vệ tinh cũng xác nhận miệng hố phát triển về kích thước.

Bí ẩn xoay quanh hố tử thần khiến người Yakutia tin rằng hố càng ngày càng lớn là do ảnh hưởng từ những hoạt động từ "thế giới ngầm" trong lòng đất.


Hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy "cánh cửa địa ngục" ngày càng phát triển rộng hơn.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến miệng hố ngày càng mở rộng là lớp băng vĩnh cửu bên trong đang tan chảy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Được biết, vùng đất tại khu vực này vốn bị đóng băng vĩnh viễn trong Kỷ băng hà, khoảng 2,58 triệu năm trước. Nhưng nó đã dẫn lộ ra dưới ánh sáng mặt trời vào những năm 1960 khi rừng bị chặt phá.

Băng trong đất bắt đầu tan ra, mặt đất bị sụt và lún xuống. Khi Trái đất tiếp tục nóng hơn, nhiều diện tích bề mặt tiếp cận nhiệt độ cao hơn và băng sâu bên trong bắt đầu tan chảy. Sự nóng lên toàn cầu khiến miệng hố tiếp tục mở rộng, ước tính với tốc độ ngày một tăng, đến khi nhấn chìm mọi thứ xung quanh.

Nhiều người dân địa phương sống cách xa khu vực nhưng đã nghe thấy những tiếng nổ đáng lo ngại phát ra từ khu vực này.

Nghiên cứu miệng núi lửa Batagaika sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thế giới cổ sinh chìm sâu dưới lớp băng hàng trăm nghìn năm trước.

"Cổng địa ngục" theo cách gọi của người dân địa phương ở Cộng hòa Sakha thuộc Nga còn có tên khoa học là hố sụt khổng lồ (mega-slump). Sự mở rộng của hố sụt là dấu hiệu nguy hiểm, theo Nikita Tananayev, nhà nghiên cứu ở Viện đất đóng băng vĩnh cửu Melnikov tại Yakutsk.
Cập nhật: 23/10/2024 Infonet/vne
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video