Chế độ luyện tập của 4 phi hành gia chuẩn bị bay lên Mặt trăng

Các phi hành gia trong sứ mệnh Artemis-2 đang nỗ lực vượt qua khóa đào tạo của NASA, nhằm đáp ứng cho chuyến bay lên Mặt trăng vào tháng

Theo một thông tin từ NASA, 4 phi hành gia thuộc sứ mệnh Artemis 2 đang bước vào giai đoạn luyện tập khắc nghiệt, nhằm đảm bảo thể chất và những kỹ năng cần thiết để đáp ứng cho chuyến bay lên Mặt trăng vào tháng 11/2024.


4 phi hành gia góp mặt trong sứ mệnh Artemis-2. (Ảnh: NASA).

Sứ mệnh Artemis-2 dự kiến sẽ đưa 4 phi hành gia tới gần, và di chuyển xung quanh quỹ đạo của Mặt trăng. Phương tiện được sử dụng là tàu vũ trụ Orion.

Con tàu này được hỗ trợ bởi tên lửa đẩy thuộc Hệ thống Phóng Không gian (SLS) từ Trạm Pad-39B, tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.

Đây được xem là bước gần nhất để NASA triển khai đưa con người đặt chân lên Mặt trăng trong sứ mệnh Artemis-3, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2025. Phi hành đoàn trong sứ mệnh Artemis-2 bao gồm chỉ huy trưởng Reid Wiseman, phi công Victor Glover, các chuyên gia gồm Christina Koch và Jeremy Hansen.

Mới đây, Jacki Mahaffey- trưởng nhóm đào tạo, đã có một số tiết lộ về quy trình huấn luyện của NASA dành cho sứ mệnh Artemis-2. Chuyên gia này cho biết quá trình đào tạo sẽ diễn ra trong ít nhất 18 tháng.

Những bài tập trong khóa đào tạo này nhằm đảm bảo cho các phi hành gia được chuẩn bị đầy đủ kiến thức để ứng phó với những tình huống bất ngờ, cũng như bao gồm những thay đổi của quy trình mới.

Theo một tài liệu được công bố của NASA, các ứng viên được yêu cầu phải vượt qua một bài kiểm tra bơi lội trong tháng đào tạo đầu tiên. Họ phải bơi dưới hồ bơi 3 quãng dài 25 mét mà không được phép ngừng lại. Sau đó là tiếp tục bơi trong lúc đang mặc bộ đồ bay và đeo giày thể thao.

Ngoài ra, các ứng viên còn phải thích nghi với môi trường áp suất thấp và cao, cũng như học cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp liên quan khi ở trong điều kiện này.


Sứ mệnh Artemis-2 sẽ đưa phi hành gia tiếp cận Mặt trăng, rồi quay trở lại Trái Đất trong một hành trình kéo dài dự kiến 10 ngày (Ảnh: NASA).

Trong suốt quá trình đào tạo, phi hành đoàn cũng sẽ được nâng cao hiểu biết về các hoạt động đa dạng, từ thoát hiểm trên không, thoát hiểm dưới nước, thực hành sử dụng thiết bị y tế... cho tới các bài thể dục cường độ cao, và cách chế biến món ăn.

Phần lớn quá trình đào tạo phi hành đoàn sẽ diễn ra tại Trung tâm vũ trụ Johnson, nằm tại thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, nơi có đầy đủ mô hình tàu vũ trụ Orion và các mô-đun cần thiết.

Chuyên gia này cho biết thêm, có hàng trăm người tham gia khóa đào tạo dành cho Artemis-2. Đó là bởi khóa đào tạo này không chỉ hướng dẫn trực tiếp cho phi hành gia, mà còn bao gồm những vai trò cụ thể đối với các hệ thống dưới mặt đất.

Yếu tố thúc đẩy NASA triển khai chương trình này là do phương tiện và trang thiết bị sử dụng cho sứ mệnh Artemis rất khác so với thời Apollo.

Từ những chi tiết nhỏ như nút bấm, công tắc, màn hình cảm ứng... cho tới các thay đổi mang tính cách mạng đã được thực hiện trong vật liệu, nguồn cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự sống. Tất cả đều cần thời gian để làm quen.

Mahaffey cho biết một trong những khó khăn mà phi hành đoàn Artemis-2 phải đối diện đó là tàu vũ trụ Orion chưa từng có thành viên phi hành đoàn là con người. Ở các sứ mệnh trước, Orion chỉ mang theo một số vật dụng thử nghiệm, nhằm đánh giá khả năng chịu lực của con tàu này.


Kỹ sư mặc đồ du hành vũ trụ thực hiện các hoạt động bên trong mô hình tàu Orion tại Trung tâm Vũ trụ Johnson. (Ảnh: NASA).

Dẫu vậy theo đại diện của NASA, một lợi thế mà phi hành đoàn Artemis có được so với thời Apollo, là những kinh nghiệm được tích lũy liên tục trong gần 23 năm từ hàng trăm phi hành gia đã và đang làm việc tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Bên cạnh đó, sứ mệnh cũng không bao gồm nhiệm vụ hạ cánh xuống Mặt trăng. Do vậy, các phi hành gia không cần bận rộn với những hoạt động đổ bộ, mà chỉ dành phần lớn thời gian để điều khiển con tàu.

Mahaffey nhấn mạnh sứ mệnh Artemis-2 không phải là một nhiệm vụ đổ bộ. Theo đó, mục tiêu chính của sứ mệnh là thử nghiệm khả năng hỗ trợ sự sống trên tàu Orion, cũng như đóng vai trò "bước đệm" để tiến tới các sứ mệnh quan trọng hơn.

Tính đến nay, tàu Orion đã thực hiện tổng cộng 2 sứ mệnh không gian, gần đây nhất là Artemis-1 triển khai vào cuối năm 2022.

Cập nhật: 27/07/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video