Tàu thăm dò Nhật Bản mang mẫu vật quý trở lại Trái đất

Cơ quan Khám phá Không gian Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tàu thăm dò Hayabusa 2 đã rời tiểu hành tinh Ryugu và đang trên đường trở về Trái Đất.

Theo trang BGR, JAXA thông báo rằng tàu thăm dò Hayabusa 2 đã tạo ra kỳ tích. Cụ thể, các nhà khoa học sử dụng biện pháp bắn một phi đạn vào bề mặt của tiểu hành tinh Ryugu và sau đó thu thập được những mẫu đá.

“Chúng tôi đã thực hiện cuộc chạm trán lý tưởng trong điều kiện tốt nhất. Bây giờ đây tôi thực sự cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc này rất lâu”, ông Yu Yuichi Tsuda - Giám đốc dự án Hayabusa 2 chia sẻ.


Bóng của tàu vũ trụ Hayabusa 2 in trên bề mặt thiên thạch Ryugu. (Ảnh: JAXA).

Dự kiến, tàu thăm dò Hayabusa 2 sẽ về đến Trái Đất vào năm 2020. Các nhà khoa học sẽ thu hồi những mẫu đá để nghiên cứu. Những mẫu vật này có thể là manh mối để các nhà khoa học hiểu thêm về nguồn gốc và sự hình thành của Hệ Mặt trời.

Nếu sứ mệnh này thành công, Hayabusa 2 sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên thu gom được mẫu vật dưới lớp bề mặt của một thiên thạch, theo chuyên gia Takashi Kubota.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) năm 2005 từng ghi nhận một vụ va chạm thiên thạch nhưng không cho tàu vũ trụ thu thập mẫu vật.

Tàu Hayabusa 2 được phóng lên năm 2014 và tháng 6/2018 đã đến tiểu hành tinh Ryugu. Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 900 m và đang ở cách Trái Đất gần 300 triệu km. Tên nó được đặt theo một cung điện dưới biển trong truyền thuyết Nhật Bản.

Cập nhật: 14/11/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video