Chế tạo thành công 4 loại test phát hiện ký sinh trùng sốt rét

Các nhà khoa học ở Học viện Quân y cùng với các cộng sự vừa chế tạo thành công 4 loại test phát hiện ký sinh trùng sốt rét dựa trên kỹ thuật realtime PCR.

Đây là kết quả của nhiệm vụ cấp quốc gia "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét và mô hình kết hợp quân dân y trong phòng chống bệnh sốt rét ở khu vực trọng điểm" được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y chủ trì thực hiện.


Các nhà khoa học Việt vừa chế tạo thành công 4 loại test phát hiện ký sinh trùng sốt rét. (Ảnh minh họa).

Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã xây dựng thành công Quy trình chế tạo bộ sinh phẩm dựa trên kỹ thuật realtime PCR để phát hiện ký sinh trùng sốt rét. Quy trình công nghệ chế tạo kit realtime PCR xác định các loài ký sinh trùng sốt rét, có thể phát triển để sản xuất ở quy mô lớn ở giai đoạn tiếp theo nếu được đầu tư nghiên cứu hoàn thiện và nhu cầu thực tiễn tăng cao.

Xây dựng thành công Quy trình phát hiện đột biến gene kháng thuốc artemisinin và các dẫn xuất ở ký sinh trùng sốt rét P. Falciparumbáo cáo kết quả xác định đột biến gene kháng thuốc artemisinin và dẫn suất ở ký sinh trùng sốt rét P. falciparum tại các vùng có sốt rét lưu hành cao. Vấn đề lưu hành của các chủng ký sinh trùng sốt rét kháng với artemisinin và các dẫn xuất tại Việt Nam cũng là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các thất bại điều trị sốt rét tại các vùng có tỷ lệ lưu hành cao. Các kết quả về đặc điểm đột biến của gene kháng thuốc K13 giúp hiểu rõ hơn tình hình kháng thuốc tại các địa bàn có tỷ lệ lưu hành cao và giúp kiểm soát tốt sự lây lan của các chủng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

Bên cạnh đó cũng đã xây dựng được mô hình kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét ở khu vực trọng điểm. Bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình cho thấy mô hình được áp dụng trong nghiên cứu có hiệu quả, khả thi có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương, bổ sung thêm cho chương trình quốc gia phòng chống sốt rét. Mô hình có thể áp dụng cho nhiều tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với các nước Trung Quốc, Campuchia, Lào và các quốc gia có chung đường biên giới.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các bộ sinh phẩm dựa trên kỹ thuật realtime PCR lần đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất ở Việt Nam. Do đó mức chất lượng sản phẩm sẽ được so với các sản phẩm tương tự ngoài nước.

Mặc dù các bộ kit phát hiện ký sinh trùng sốt rét đã có trên thế giới nhưng có giá thành cao và có thể hoạt động không hiệu quả với các chủng ký sinh trùng sốt rét lưu hành ở Việt Nam. Các bộ kit realtime PCR là sản phẩm của đề tài có giá thành thấp hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam và đặc biệt là có thể phát hiện chính các hơn với các chủng ký sinh trùng sốt rét lưu hành ở Việt Nam do có sự khác nhau về đặc điểm di truyền của các chủng ký sinh trùng sốt rét phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau.

"Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giải quyết được vấn đề nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại các địa bàn có tỷ lệ lưu hành cao. Đây thường là các vùng sâu vùng xa hoặc nông thôn, nơi thiếu các cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc y tế.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về sau như các dữ liệu về tỷ lệ và vai trò của đột biến trên gene K13 sẽ là cơ sở để hiểu rõ hơn sự lưu hành và lây lan của các chủng P. falciparum kháng thuốc tại các vùng có tỷ lệ sốt rét lưu hành cao tại Việt Nam và giúp kiểm soát tốt sự lây lan của các chủng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc", báo cáo của các nhà nghiên cứu thông tin.

Cập nhật: 04/01/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video