Check "độ sai lệch của não" mà ta không ngờ tới

Hầu hết nhiều người trong chúng ta tin tưởng rằng, não bộ như một máy quay phim sẽ lưu lại từng “khung hình” một cách cẩn thận, đáng tin cậy.

Nhưng trên thực tế, não bộ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân kích thích nên những gì não bộ lưu lại không hơn gì một bản tốc ký, có độ sai lệch nhất định. Điều này góp phần hình thành các suy nghĩ khác nhau về quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người.

Vậy những hiện tượng nào đứng đằng sau sự sai lệch vô thức của não bộ? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây theo tổng hợp từ trang Psychology Today.

1. Sự sai lệch trong "định hình" ký ức

Tại một thời điểm nào đó, trí nhớ không chỉ “định hình” lại bằng sự tiếp nạp thông tin sai lệch khi quan sát mà còn do sự “dễ dãi” của bộ nhớ. Điều này khiến nhiều khoảnh khắc cũ được thay thế "một cách hợp lý" bằng các thông tin bên ngoài.

Để rút ra được kết luận này, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc thử nghiệm. Họ yêu cầu đối tượng xem loạt slide về cảnh ôtô đâm vào người đi bộ. Một nửa số người tình nguyện viên xem tấm hình có biển “Dừng” (stop), trong khi số còn lại được cho xem hình biển “giảm tốc” khi xe đâm.

Tiếp đến, một nửa số ứng viên sẽ được hỏi về biển hiệu họ được trông thấy, số còn lại nói lên cảm nghĩ về tấm biển họ không nhìn thấy. Kết quả là, 41% đối tượng được hỏi về tấm biển họ không được xem nghĩ rằng mình đã trông thấy tấm biển. Điều này chứng tỏ, chỉ với sự gợi ý từ câu hỏi, não bộ đã tự hình thành một ký ức hoàn toàn khác.

Một thí nghiệm khác cho thấy khả năng “định hình ký ức” có thể xảy ra. Các ứng viên được xem 4 video về các vụ phạm tội, mỗi video dài 4 phút gồm: cướp ngân hàng, cướp cửa hàng rượu, trộm nhà kho và một vụ bạo lực.

Sau một tuần, các ứng viên được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi trắc nghiệm gồm 10 câu về sự kiện đã trông thấy và 10 câu về vụ bắt quả tang buôn ma túy họ chưa từng xem. Kết quả 64% đối tượng cho rằng, họ có nhớ được video về vụ buôn ma túy.

Thậm chí, khi được yêu cầu mô tả về video ẩn này, 75% tình nguyện viên cung cấp những thông tin chi tiết từ 4 video kia, còn 25% cung cấp những thông tin… hoàn toàn mới.

Ở một thí nghiệm khác, các nghiên cứu viên yêu cầu đưa ra danh sách các sự kiện thời thơ ấu. Hai tuần sau đó, các ứng viên được hỏi mô tả chi tiết một sự kiện trong một phút và có đến 24% người tự tin mô tả những sự kiện mà trước đó họ khẳng định, không hề xảy ra.

Những kết quả thí nghiệm trên chỉ ra rằng, ký ức có thể được điều khiển bằng cách đưa thêm thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, ký ức có thể được thay thế trong vô thức chỉ bằng sự tưởng tượng.

2. Xu hướng nhận thức muộn

Não bộ luôn tự động và vô thức khiến các sự kiện và trải nghiệm xung quanh trở nên có ý nghĩa. Điều này khiến cho các sự kiện bất ngờ trở nên không còn bất ngờ, thậm trí trở thành tất yếu.

Hiện tượng này được gọi là “thiên lệch nhận thức muộn” hoặc “dự đoán theo sự thật đã xảy ra” (hindsight bias). Khi vướng phải lỗi này, nhiều người cho rằng họ thấy những sự kiện xảy ra đã được dự đoán trước với xác suất cao, mặc cho xác suất thực tế của sự kiện trong quá khứ là rất thấp.

Những ký ức dự đoán sự việc sẽ biến mất nên nhiều người sẽ tự tin cho rằng, họ đã dự đoán được điều đó ngay từ đầu - như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hay kết quả cuộc bầu cử...

Sự thiên lệch này làm cho bạn tin sự kiện “có vẻ như” dễ đoán và dễ giải thích, qua đó làm dịu căng thẳng cho não bộ. Nhưng điều này lại ngăn cản suy nghĩ nhằm tìm ra giải pháp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hành vi trong tương lai.

Theo các chuyên gia, sự “thiên lệch muộn” chỉ xảy ra sau khi bạn gặp thất bại. Từ đó ngăn cản chúng ta suy nghĩ chống đối với những hành vi thay thế nhằm đảm bảo thành công từ những sự việc trong quá khứ.

3. Những "thành kiến" tác động trí não

Theo nhà khoa học Timothy Wilson và Daniel Gilbert, con người luôn đánh giá quá cao về một sự kiện sẽ định hướng cuộc đời và cảm xúc của họ mạnh mẽ ra sao.

Khi suy nghĩ về một hiện tượng trong tương lai, chúng ta phải tưởng tượng và vẽ nên một bức tranh về nó. Điều này không hề dễ dàng vì sự kiện đó chưa hề xảy ra. Chính bởi bạn chưa hề trải nghiệm nên dễ khiến bạn hiểu sai vấn đề - hay nói cách khác là đang tạo nên một bức tranh quá xa vời thực tế.

Giả sử bạn đang tưởng tượng và đưa ra lời dự đoán về cảm nhận mà bạn sẽ trải qua trong ngày cưới của mình. Hẳn đó là khung cảnh lộng lẫy, mỗi khoảnh khắc đều hoàn hảo và bạn hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Nhưng bức tranh sai ở chỗ không hề tính đến những sự cố như thời tiết, khách mời, thậm chí là có người phá đám… Sở dĩ có chuyện này là do mỗi khi tưởng tượng về tương lai, chúng ta có xu hướng đơn giản hóa tình huống, cảm nhận mà quên đi rằng, sự trải nghiệm và cảm xúc vốn rất phức tạp.

Theo các chuyên gia, "thành kiến" tác động (impact bias) là lỗi thường gặp khi định hình tình huống trước lúc đưa ra quyết định. Khi so sánh hai viễn cảnh, con người ta thường tập trung vào những điểm khác biệt, chứ không nhìn vào những điểm giống nhau.

Giả sử như một người chuyển nhà vì muốn thay đổi cuộc sống. Khi so sánh hai vùng, người ta thường chỉ quan tâm đến những điểm khác biệt như thời tiết, chi phí… mà quên đi điều khiến người đó muốn chuyển nhà là đời sống xã hội.

Dù sao, “lỗi” não bộ này cũng góp phần “hạ nhiệt” cho hệ thần kinh của chúng ta như giảm tải stress. Nhưng đồng thời, nó lại ngăn cản việc đưa ra quyết định có thể khiến con người ta thực sự hạnh phúc.

4. Sự sai lệch trong việc khẳng định

Khi bạn cho rằng một điều gì đó là đúng, bạn sẽ chỉ chăm chăm đi tìm những bằng chứng để ủng hộ suy nghĩ đó. Đây là lỗi của não bộ và cũng là “đường tắt” để cho chúng ta suy nghĩ nhanh và “tự động” thay vì suy xét cẩn thận.

Thiên lệch xác nhận (confirmation bias) cũng xảy ra trong vô thức. Lỗi này khiến chúng ta nghĩ và đánh giá các ý kiến theo lý trí, nhưng trên thực tế thì không phải vậy.

Thí nghiệm của 2 nhà khoa học Ivan Herandez và Jesse Lee Preston về 2 tình huống mà chắc chắn thiên lệch xác nhận sẽ xảy ra: bản án tử hình và án khác từ bồi thẩm đoàn (các nghiên cứu viên đưa ra sự thiên lệch cho bản án từ bồi thẩm đoàn).

Họ phát hiện ra rằng, tốc độ xử lý thông tin của mỗi ứng viên khác nhau tùy theo mức nỗ lực khi đọc. Những bản viết trình bày rõ ràng giúp người đọc nhanh, đưa ra kết luận trùng khớp cho thấy được việc xử lý thông tin nhanh và xuất hiện lỗi thiên lệch xác nhận, trong khi những trường hợp được đưa cho bản viết với font chữ khó đọc, hoặc các trang sắp xếp không hợp lý, đưa ra kết quả được phân tích và khách quan nhiều hơn.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video