Chim én và các thông tin cơ bản về loài chim én

Chim én thuộc họ Nhạn, là một trong những loài chim quen thuộc sống gần gũi với con người, có nguồn gốc từ châu Phi, dễ thích nghi với cuộc sống săn tìm mồi trên không, bay nhanh và là biểu tượng tốt đẹp báo hiệu mùa xuân về.

  • Tên thường gọi: chim én
  • Tên tiếng Anh: martin
  • Tên khoa học: Hirundinidae
  • Nguồn gốc: châu Phi
  • Đặc tính: Làm tổ trong hang
  • Ngành: Động vật có dây sống
  • Lớp: Chim
  • Bộ: Sẻ
  • Họ: Nhạn
  • Cân nặng: 40 – 184 g
  • Kích thước: 10 – 24 cm

Môi trường sống của chim én

Chim én sống chủ yếu trong hang, ở vùng núi hoặc vùng khô; chúng sớm thích nghi với đặc tính săn mồi trên không tại các vùng nông thôn thưa thớt cây cối, ít dân cư hay các khu vực gần mặt nước.

Đặc điểm hình dáng chim én


Chim én bay giỏi, kỹ năng bay lượn điêu luyện.

  • Chim én có thân hình bé nhỏ, cơ thể thấp lùn nhưng chắc mập với mỏ ngắn, mềm; quai hàm khỏe, miệng rộng
  • Các cánh dài, hẹp và nhọn đầu với 9 lông bay chính. Đuôi dài, xẻ thùy sâu, hơi lõm xuống hoặc hơi vuông có hình chạc với 12 lông chính. Con mái có đuôi dài hơn con trống
  • Chân ngắn, dùng vào việc đậu trên cành hay dây điện, ít khi dùng để đi
  • Lông có màu lam sẫm hay lục bóng ở phần trên, đơn giản hay có sọc ở phần dưới, thường có màu trắng hay hung. Lông đuôi dài, độ dài của lông đuôi lớp ngoài dài hơn.
  • Một chim én trưởng thành có chiều dài cơ thể vào khoảng 10 – 24 cm và nặng khoảng 40 – 184 g

Đặc điểm tính cách và hành vi của chim én

  • Chim én bay giỏi, kỹ năng bay lượn điêu luyện; chúng dành phần lớn thời gian sống của mình để bay lượn trên bầu trời trong điều kiện cuộc sống bầy đàn hoặc riêng lẻ đơn độc tùy ý; còn lại, chim én chỉ đáp đất khi chúng đến mùa sinh nở.
  • Sắp đến mùa lạnh, những con chim én sẽ lặng lẽ rời khỏi nơi cư trú của mình để tránh rét, và sẽ rủ nhau quay trở lại chính nơi này vào mùa xuân; tuy nhiên, chúng ít khi bay theo đàn.
  • Chim én chung thủy, chúng lựa chọn bạn đời theo kiểu”một vợ một chồng”, thường sống cạnh khu vực sinh sản khi không di cú, và quay trở về chính nơi này sau đó để làm tổ mới và sinh sản.

Đặc tính sinh sản của chim én

  • Chim én thường làm tổ trong hang, trong các tòa nhà cũ, tòa tháp hay những công trình do con người tạo ra. Tổ của chúng thường được làm bằng bùn, sình, đất sét hay cây cỏ. Vào mùa sinh sản, những con trống sẽ chọn nơi làm tổ và dùng tiếng hót cũng như kiểu cách bay lượn đặc biệt của mình để thu hút bạn tình.
  • Chim én cái đẻ trứng và chỉ đẻ khoảng 1-6 quả/ lần. Trứng chim én có màu trắng, thường sẽ nở sau 19 – 23 ngày ấp. Những con non mới nở sẽ không có lông và mắt của chúng luôn nhắm chặt
  • Lúc này, cả chim én bố và chim én mẹ đều cùng nhau chăm sóc con non; chúng sẽ tha những quả bóng thức ăn gồm 300 – 1.000 con côn trùng về và bón cho con. Chim non sẽ đủ lông và rời tổ sau 6 – 10 tuần tuổi; khi bay đi, chúng sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.

Phân biệt chim én với chim yến


Chim én có lông chẻ đuôi, chân đậu trên cành hoặc dây điện.

Chim én và chim yến có nhiều nét rất giống nhau về ngoại hình. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm nhận diện riêng để phân biệt 2 loài chim khác biệt này. Cụ thể:

  • Chim én: Chẻ đuôi, chân đậu trên cành hoặc dây điện; lông màu đen hoặc xanh đen, mỏ lớn hơn yến; bay lượn ở tầm thấp với cánh dài nhọn, nhưng ngắn, rộng
  • Chim yến: Không chẻ đuôi và không bao giờ đậu vì chân yếu; lông màu đen, mỏ nhỏ hơn én; bay lượn ở tầm cao.

Một số thông tin thú vị khác

  • Chim én nói riêng và họ nhạn nói chung có thói quen chọn bạn tình thông qua chiều dài của đuôi. Chúng có thể ăn, uống, ngủ, thậm chí giao phối trên không trung
  • Chim én được mệnh danh là loài chim bay nhanh nhất thế giới với tốc độ bay cực đại (khi không mang theo con mồi) đạt khoảng 113 – 185 km/h. Đặc biệt, loài chim này vào mùa xuân thường bay nhanh hơn gấp từ 2 – 6 lần so với mùa thu.
  • Trung bình trong đời, một con chim én trưởng thành bay tổng cộng khoảng 4,5 triệu km, tương đương với 6 chuyến đi lên Mặt Trăng hoặc 100 vòng quanh Trái Đất rồi quay trở lại.

Chim sâu và những thông tin cơ bản về loài chim này

Vì sao kền kền không bị ngộ độc khi ăn xác thối?

Cập nhật: 29/10/2024 Theo thegioidongvat
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video