Chuyện gì xảy ra khi không may bạn nuốt phải một cục nhựa LEGO?

Việc con trẻ nuốt dị vật luôn là nổi ám ảnh với các bậc làm cha mẹ. Do bản tính hiếu động của mình, các vật dụng như mảnh đồ chơi, đồng xu... luôn tiềm ẩn mối nguy hại cho trẻ nếu chẳng may nuốt phải.

Theo báo cáo dựa trên dữ liệu thông tin từ các bác sĩ của trang blog Don’t Forget the Bubble, thông tin cần thiết cho cha mẹ, gia đình nếu chẳng may nuốt đồng xu (loại dị vật thường gặp nhất), trung bình sẽ mất từ hai tuần để cơ thể tống xuất ra ngoài cơ thể.

Thế nhưng là đồ chơi nhựa cỡ nhỏ, chẳng hạn như mảnh đồ chơi lắp ráp LEGO mất bao lâu mới được đào thải, thì vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.

Cần biết rằng, nhựa làm nên LEGO đủ bền để không bị dịch vị dạ dày tấn công quá nhiều. Vậy nên mảnh LEGO chắc chắn sẽ được đào thải, dù thời gian thì chưa rõ.


Trẻ em nuốt phải LEGO không phải hiện tượng hiếm gặp.

Chính vì vậy, một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí khoa học Paediatrics and Child Health đã đứng ra giải đáp. Họ thực hiện thí nghiệm trên 6 tình nguyện viên - những người đồng thời là các chuyên gia y tế trong lĩnh vực nhi khoa (không ai có tiền căn bệnh lý tiêu hóa).

Họ được yêu cầu phải nuốt một mảnh LEGO hình đầu người, và theo dõi xem thời gian đào thải loại dị vật này là bao lâu.

Mỗi tình nguyện viên sẽ tự đánh giá quá trình bài tiết của bản thân qua 3 ngày theo dõi qua bẳng điểm SHAT (Stool Hardness and Transit). Người có điểm số SHAT cao sẽ có quá trình bài tiết tích cực – đồng nghĩa với việc mảnh Lego sẽ được thải qua phân qua quá trình nhu động ruột (bowel movement) được nhanh chóng hơn.

Và sau quá trình đào thải, các tình nguyện viên sẽ tự đánh giá một lần nữa qua thang điểm (FART – Found and Retrived Time Score) để tính khoảng thời gian để mảnh đồ chơi ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.

Chưa kể, mỗi tình nguyện viên phải "tự thân" để tìm mảnh Lego ấy từ chính...chất thải của mình với nhiều cách khác nhau, như que đè lưỡi, găng tay hay thậm chí là đũa để lấy chúng ra.


Đường đi của dị vật qua hệ tiêu hóa.

Tính trung bình, quá trình từ lúc nuốt vào cho đến khi thải ra mảnh LEGO này sẽ mất khoảng 1,71 ngày. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết không có sự tương quan rõ rệt giữa hai thang điểm SHAT và FART.

Tuy nhiên, 1 trong số 6 tình nguyện viên trên không thể tìm thấy mảnh đồ chơi Lego trên sau khi lục lọi muốn... nát cả đống phế phẩm trong WC.

"Chắc là một ngày nào đó, một bác sĩ sẽ nhìn thấy cái đầu LEGO khi nội soi ruột của anh chàng này" - đội ngũ nghiên cứu đã viết trên blog.


Với người lớn, dị vật dường như không để lại bất gì biến chứng gì và sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ vào kích thước của chúng.

Kết luận, dị vật đồ chơi khi người lớn nuốt phải dường như không để lại bất gì biến chứng gì và sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ vào kích thước của chúng. Dù vậy, có thể với cơ thể trẻ em lại là một vấn đề khác, nên sẽ cần một số thí nghiệm sâu hơn trong tương lai.

Ngoài ra, kết quả này cũng là lời nhắc nhở về việc tầm soát cho hệ tiêu hóa của người lớn sau độ tuổi 45 – vừa để kiểm tra bất thường và cũng như có dị vật lạ mà họ không may nuốt phải hay không.

Cập nhật: 08/12/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video