Cỗ máy giống nhện nước khai thác năng lượng sóng

Nguyên mẫu máy phát điện M4 dài 24m và rộng gần 10m sẽ nổi trên mặt nước và sản xuất điện từ những gợn sóng.


Máy phát điện M4 dự kiến bắt đầu hoạt động cuối tháng 9. (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển)

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển thuộc Đại học Tây Australia (UWA) triển khai Dự án Trình diễn Năng lượng Sóng với việc phát triển cỗ máy Đa thân Đa chế độ Neo đậu (M4). Nguyên mẫu máy phát điện từ sóng này vừa trình làng tuần trước và dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 9, New Atlas hôm 9/9 đưa tin.

Bằng cách khai thác tài nguyên sóng mạnh mẽ và ổn định dọc theo bờ biển Albany, dự án hướng đến khám phá tiềm năng đa dạng hóa kinh tế địa phương và phát triển nền công nghiệp không phát thải trong tương lai. "M4 được thiết kế để khai thác sức mạnh sóng và bằng cách công khai dữ liệu của mình, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở cả cấp địa phương lẫn toàn cầu", giáo sư Christophe Gaudin, giám đốc Viện Đại dương và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Biển thuộc UWA, cho biết.


Phiên bản thu nhỏ của M4 hoạt động trong bể thử nghiệm. (Video: Blue Economy CRC).

M4 trông giống như một con nhện trên mặt nước. Nó sẽ hoạt động trong 6 tháng tại vịnh King George, thành phố cảng Albany. Sau thử nghiệm, một phiên bản lớn hơn sẽ được chế tạo và triển khai ngoài biển khơi.

Nguyên mẫu M4 dài 24 m và rộng gần 10 m - xấp xỉ chiều dài của một con sóng trung bình trong vịnh King George. Cỗ máy gồm một khung thép có bản lề được nâng lên bằng 4 phao nổi. Nhờ thiết kế bản lề, chuyển động xoay góc của khung khi có sóng sẽ tạo ra điện với mọi dao động của nước xung quanh.

M4 đạt công suất tối đa 10 kW, không lớn so với kích thước của nó. Nguyên mẫu Waveswing nhỏ gọn hơn đáng kể do công ty AWS Energy tại Scotland phát triển có công suất tối đa lên tới 80 kW. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ nắm được thêm nhiều thông tin từ quá trình thử nghiệm. M4 sẽ cần cải tiến thêm và vượt qua những thách thức khi hoạt động dưới nước như bị ăn mòn, bám bẩn sinh học do tảo và hà, hư hỏng do những mảnh vụn mà sóng biển cuốn theo.

Cập nhật: 11/09/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video