Theo Sicence Alert, quá trình xáo trộn địa từ này được gọi là sự kiện Laschamp. Khi đó, từ trường phía Bắc và phía Nam của hành tinh đều suy yếu, nghiêng lệch đi và giảm cường độ ở khắp mọi nơi.
Điều này làm giảm lực kéo từ trường vốn hướng các dòng hạt năng lượng cao của Mặt trời về phía 2 cực, nơi chúng tương tác với các khí trong khí quyển và tạo thành cực quang mỗi lần có các cơn bão Mặt trời.
Trái đất với phần lõi nóng chảy quyết định từ trường, từ quyển như những lớp giáp mềm và Mặt trời - (Ảnh đồ họa từ ESA)
Vì thế, khi sự kiện Laschamp xảy ra, cực quang đã không được giữ ở Bắc Cực và Nam Cực nữa, mà có khi đi lang thang đến tận xích đạo, theo nghiên cứu vừa công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ vừa diễn ra ở New Orleans.
Báo cáo viên Agnit Mukhopadhyay từ khoa Khoa học không gian và khí hậu, Đại học Michigan, cho biết thời kỳ từ trường thay đổi dữ dội này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí quyển và các điều kịn sống trên Trái đất. Từ quyển suy yếu đồng nghĩa với việc hành tinh ít được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ có hại, mà phổ biến nhất là bức xạ Mặt trời.
Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một chuỗi các mô hình dựa trên dữ liệu từ tính của Trái đất ẩn trong trầm tích đá cổ đại, dữ liệu núi lửa, một số mô phỏng về sự kiên Laschamp, mô phỏng về tương tác của từ quyển với gió Mặt trời...
Họ nhận thấy từ quyển của hành tinh đã thu nhỏ lại, chỉ còn khoảng 3,8 lần bán kính Trái đất trong suốt thời kỳ đen tối này. Sự kiện kéo theo việc gió Mặt trời dễ xuyên qua từ quyển, phá hủy tầng ozone, và có thể góp phần vào sự biến mất của loài người cổ đại Neanderthals ở châu Âu, mà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Neanderthals là một loài người khác với loài Homo sapiens chúng ta, cùng thuộc chi Người (Homo).