Cứu 'thành phố tình yêu' bằng chất béo

Thành phố Venice tại Italy sẽ ngừng lún nếu chính quyền cho phép các nhà khoa học thả một loại chất béo xuống nước biển, các kiến trúc sư hàng đầu tuyên bố. 

 

Một du khách người Hà Lan lướt ván trên đường phố Venice khi thành phố ngập chìm trong nước. Ảnh: Reuters.


Trải rộng trên hàng trăm hòn đảo nhỏ trong phá Venezia dọc theo biển Adriatic ở đông bắc Italy, Venice được người đời gọi là "thành phố tình yêu". Nó được người La Mã xây dựng từ năm 442. Nhưng hàng năm, cứ đến gần dịp Noel, thành phố này lại ngập chìm trong nước do thủy triều dâng. Các nhà khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên của trái đất sẽ khiến mực nước biển trong phá Venezia dâng cao hơn trong tương lai, làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt tại Venice.

Trước tình trạng đó, các nhà khoa học quyết định lập một dự án mang tên "Future Venice" vào ngày 22/2. Mục tiêu của dự án là ngăn chặn tình trạng lũ lụt tại "thành phố tình yêu". Theo Telegraph, Rachel Armstrong và Neil Spiller - hai kiến trúc sư của Đại học London, Anh - tham gia dự án.

 

Du khách lội nước để chụp ảnh tại Venice. Ảnh: xcitingfun.net.

Hai kiến trúc sư người Anh khẳng định, họ có thể thả một loại chất béo có tính chất đặc biệt là biến khí CO2 trong nước thành đá vôi nhân tạo.

"Biện pháp này dựa trên các tính chất hóa học của chất béo và nước. Những giọt mỡ sẽ tạo nên vô số hạt đá vôi cứng có khả năng bảo vệ các công trình xây dựng", nữ kiến trúc sư Armstrong phát biểu.

Còn Neil, một giáo sư kiến trúc, nói: "Những khối đá đỡ thành phố Venice đang chìm dần xuống phá Venezia. Nếu chúng ta có thể đưa chất béo xuống phía dưới những khối đá ấy để tạo nên đá vôi, hiện tượng chìm dần của Venice sẽ chậm hơn hoặc ngừng hẳn".

Hiện tại chính quyền thành phố Venice đang xem xét kế hoạch xây dựng hàng loạt cổng ngăn nước bằng thép xung quanh thành phố để kiểm soát sự dâng lên của thủy triều trong phá Venezia. Hai nhà kiến trúc Anh khẳng định biện pháp của họ có nhiều ưu điểm hơn kế hoạch xây cổng ngăn nước. Mặc dù vậy, Armstrong nói giải pháp đang được thử nghiệm và chỉ có thể được áp dụng trong 3-5 năm tới.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video