Đá tự di chuyển, cá quỷ và những điều ít biết ở Thung lũng Chết

Trải dài trên 300km giữa hai bang California và Nevada của Mỹ, Thung lũng Chết là nơi có những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ, thu hút nhiều du khách tham quan, khám phá.


Lớp muối dày trên nền thung lũng:
Thung lũng Chết (hay công viên quốc gia Thung lũng Chết) là điểm thấp nhất thuộc khu vực Bắc Mỹ. Ở độ sâu gần 86 m so với mực nước biển, lưu vực Badwater được bao phủ bởi một lớp muối dày. Sau những cơn bão lớn, nước sẽ tụ lại tạo thành các hồ tạm thời, sau đó bay hơi, khoáng chất hòa tan từ đá cô đặc cho đến khi chỉ còn lại muối.


Bạn có thể đánh bại cái nóng ở Thung lũng Chết:
Tháng 7/2018, nơi đây trải qua tháng nóng nhất trên Trái Đất với nhiệt độ đạt mức đỉnh điểm hơn 52 độ C. Nền nhiệt này có thể gây nguy hiểm nhưng du khách vẫn được tham quan với lời khuyên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhẹ, hạn chế các hoạt động ngoài trời.


Hoa dã quỳ mang lại sự sống cho sa mạc:
Trong điều kiện phù hợp, những ngọn đồi và thung lũng sẽ biến thành một thảm hoa vàng, tím, hồng, trắng tuyệt đẹp. Một cơn mưa lớn sẽ rửa sạch lớp bảo vệ hạt hoa dại để chúng nảy mầm. Cây chỉ tiếp tục phát triển khi mưa bão đến trong khoảng thời gian cách đều nhau suốt mùa đông và mùa xuân.


Một số tảng đá tự di chuyển tại Thung lũng Chết:
Rải rác dưới đáy hồ cạn nước Racetrack Playa là hàng trăm tảng đá với những vết di chuyển trên mặt đất. Lũ lụt và nhiệt độ thấp biến mặt nước trở thành một lớp băng mỏng. Sau đó, chúng vỡ thành những tảng băng lớn vào ban ngày. Trên bề mặt trơn trượt, gió đã đẩy những tảng đá về phía trước và để lại những vết bùn mềm phía dưới.


Tiếng hát trên cát:
Trên đỉnh cồn cát Eureka cao hơn 200m, bạn có thể trải nghiệm một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất của sa mạc được gọi là cát hát. Cát trượt xuống mặt dốc của cồn cát cao đã tạo ra âm thanh như nốt trầm của đàn organ ống hoặc tiếng máy bay không người lái.


Tiếng kêu của chim:
Con chim cao chưa tới 60cm và nặng chưa đầy 0,5kg là một trong những loài động vật hoang dã phổ biến nhất tại Thung lũng Chết. Vì nhiệt độ cơ thể cao, loài chim này có thể sống sót trong nhiệt độ nóng ban ngày.


Sân golf của quỷ:
Đúng như tên gọi Devils Golf Course, khu vực này được coi là nơi chỉ có quỷ mới có thể chơi golf. Gió và mưa đã vô tình tạo nên bề mặt lởm chởm tuyệt đẹp. Nếu chú ý lắng nghe, bạn có thể nhận thấy âm thanh của hàng tỷ tinh thể muối đang giãn nở và co lại trong cái nóng.


Bảng màu giữa thung lũng
: Bạn có thể ghé thăm Artists Drive, khu vực có những ngọn đồi nhiều màu, được chọn làm bối cảnh trong phim Star Wars: A New Hope, hay các chương trình truyền hình nổi tiếng. Sự oxy hóa của các mỏ kim loại tự nhiên trên núi đã tạo ra các màu xanh lá cây hay xanh dương.


Lò than, nơi lưu giữ lịch sử công viên Thung lũng Chết:
Lò than Wildrose là nơi lưu giữ lịch sử của Thung lũng Chết. Nó được xây dựng vào năm 1877 nhằm cung cấp nguồn nhiên liệu sử dụng để luyện kim tại các mỏ bạc, chì. Du khách có thể khám phá lò nung và nghe các câu chuyện thú vị.


Một vụ nổ núi lửa đã để lại dấu ấn tại Thung lũng Chết:
Miệng núi lửa Ubehebe sâu hơn 182 m và rộng hơn 800 m là kết quả của một vụ nổ lớn 300 năm trước của một núi lửa khổng lồ. Các bộ lạc địa phương gọi miệng núi lửa là "Tem-pin-tta- Wo Lauah", nghĩa là "giỏ chó sói đồng cỏ".


Cá sống trong Thung lũng Chết:
Sáu loài cá có thể sống sót trong vùng nước mặn và điều kiện khắc nghiệt của Thung lũng Chết. Một trong số đó là loài cá quỷ có nguy cơ tuyệt chủng. Cá quỷ chỉ cư trú ở vùng 93 độ C, nơi nhiệt độ nước và nồng độ oxy gây tử vong cho hầu hết loài cá khác.

Cập nhật: 12/06/2019 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video