Đâu là nơi cô đơn nhất vũ trụ?

Nếu con người sinh sống tại đây, phải đến những năm 1960, chúng ta mới thấy được những thiên hà khác trong vũ trụ.


Vũ trụ gồm rất nhiều thiên hà, nguồn tri thức mà chúng ta có thể không bao giờ hiểu hết.
 


Những phát hiện từ hơn thế kỷ trước về các thiên hà xoắn ốc và hình elip lân cận cho thấy Milky Way không hề đơn độc.


Ngay cả các nhà thiên văn học từ thời xưa có thể quan sát những thiên hà sáng chói bằng kính viễn vọng.


 Bằng cách đo tốc độ chuyển động và khoảng cách các thiên hà này, con người phát hiện vũ trụ đang giãn nở. Độ dịch chuyển đỏ quan sát được từ các thiên hà lớn dần theo thời gian ánh sáng cần để quay trở lại Trái Đất.


 Không có các thiên hà lân cận, chúng ta có thể không bao giờ hiểu được nguồn gốc vũ trụ sinh ra từ Big Bang. Các dữ liệu có được ngày nay, bao gồm các quan sát về thiên hà lân cận và vi sóng nền vũ trụ cho thấy Big Bang là lời giải thích hợp lý nhất. Khi vũ trụ giãn nở, nó cũng nguội đi, tạo điều kiện cho các ion, nguyên tử trung tính, phân tử, đám mây khí, các ngôi sao và cuối cùng là những thiên hà được hình thành.


 Những luồng vật chất tối đôi khi tách các thiên hà ra xa và gom chúng thành các cụm như trong mô phỏng này.


 Hầu hết thiên hà sẽ tụ lại với nhau theo nhóm, cụm hoặc dọc theo các sợi cấu trúc không gian, còn một số vùng khác sẽ bị “thiếu thốn vật chất”. Hình minh hoạ cho thấy phân bố vật chất ở các khu vực trong Milky Way, có nơi rất dày đặc nhưng có nơi lại không có gì.


 Tuy nhiên, ở những vùng cực kỳ thiếu thốn vật chất, các thiên hà vẫn thỉnh thoảng hình thành.


 Đây là MCG + 01-02-015, được xem là thiên hà cô đơn nhất trong vũ trụ khả kiến.


 Từ thiên hà này quan sát theo mọi hướng, sẽ không tìm thấy thiên hà nào khác trong vòng 100 triệu năm ánh sáng. Xung quanh nó là những khoảng không vũ trụ vĩ đại, có thể kéo dài tới hàng trăm triệu năm ánh sáng. Khoảng trống chứa MCG + 01-02-015 đặc biệt vì mật độ vật chất quá thấp, chỉ có một thiên hà duy nhất mà con người biết đến. Tuy nhiên, có thể có các thiên hà nhỏ độ sáng cực thấp tồn tại ở khu vực này.


Nếu chúng ta sống ở đó, kính viễn vọng của các nhà khoa học xưa sẽ không quan sát được các thiên hà khác, và phải chờ đến những năm 1960, khi các nhà thiên văn học người Ý Paolo Maffei khám phá ra phương pháp quan sát thiên hà bằng hồng ngoại


 Đây có lẽ là điều may mắn của con người: Vị trí trong vũ trụ cho phép chúng ta hiểu được nó. Các thiên hà khác nhau của siêu đám Xử Nữ tập hợp lại với nhau. Hình minh hoạ này cho thấy các thiên hà khác ở gần chúng ta. Nếu đây là thiên hà MCG + 01-02-015, nó sẽ chỉ là một tấm hình đen.

Cập nhật: 12/06/2019 Theo VTC/Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video