Điều gì khiến đàn ông có thể chạy nhanh hơn phụ nữ?

Chạy là một môn thể thao mà cả nam giới và nữ giới đều yêu thích, dù là chạy cự li 5km, chạy marathon, chạy thi cho đội, hay khi so tài vì đất nước của mình. Tuy nhiên, dù ở đường chạy nào, nam giới vẫn thường chạy nhanh hơn nữ giới.

Với việc cả nam giới lẫn nữ giới đều rèn luyện khổ cực thì tại sao tính trung bình nam giới lại chạy nhanh hơn nữ giới? Thậm chí người đàn ông nhanh nhất thế giới chạy nhanh hơn khoảng 1 giây so với người phụ nữ nhanh nhất thế giới trên đường chạy 100m: Usain Bolt xác lập thành tích 9 giây 58 so với thành tích 10 giây 49 của nữ vận động viên Florence Griffith Joyner.

Có rất nhiều đáp án cho câu hỏi trên, nhưng hormone và kích thước các bộ phận trên cơ thể con người có mối liên hệ mật thiết tới vấn đề này.

Trước giai đoạn dậy thì, cơ thể của các bé gái và bé trai tương đối giống nhau. Tuy nhiên, khi giai đoạn dậy thì diễn ra ở các bé trai có sự gia tăng testosterone. Theo số liệu từ trang thông tin HealthLine, khi trưởng thành, một số đàn ông có lượng testosterone gấp 20 lần so với phụ nữ.

Theo Hội Nội tiết (Anh), testosterone có nhiều vai trò bao gồm thúc đẩy cơ thể tạo ra các tế bào máu mới, giữ cho xương, cơ bắp khỏe mạnh và thúc đẩy giai đoạn phát triển thể chất.

Tiến sĩ Emily Kraus, bác sĩ y khoa chăm sóc thể thao hàng đầu tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ Stanford, California cho biết: "Vì phụ nữ sản sinh ít testosterone hơn nên họ gặp nhiều bất lợi hơn so với nam giới, những người có số lượng cơ bắp nhiều hơn".


Testosterone đóng một vai trò quan trọng giúp đàn ông chạy nhanh hơn phụ nữ. (Nguồn: Dima Sidelnikov/Shutterstock).

Theo Kraus, chân nam giới có khoảng 80% là cơ so với 60% ở nữ giới. Phần cơ bắp nhiều hơn có thể giúp nam giới chạy nhanh hơn. Khuynh hướng sợi cơ co rút nhanh to hơn ở nam giới giúp họ chạy nước rút nhanh hơn nữ giới.

Bên cạnh đó, phụ nữ có nhiều estrogen hơn đàn ông, dẫn đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn. Tiến sĩ Kraus cho biết: "Điều đó có thể cũng là một bất lợi nhỏ dẫn đến thành tích của nữ giới thấp hơn nam giới".

Kích thước các bộ phận trên cơ thể cũng là một nguyên nhân. Trung bình, phụ nữ có phổi nhỏ hơn nam giới, nghĩa là khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2 max) thấp hơn. Theo một nghiên cứu năm 1998 trên tạp chí Y học và Khoa học, VO2 max của một phụ nữ ở trạng thái tĩnh khoảng 33 ml oxy/kg thể trọng/phút, trong khi ở đàn ông là 42ml/kg/phút.

Đối với các vận động viên xuất sắc, chỉ số VO2 max cao hơn, nhưng ở nam giới vẫn cao hơn nữ giới. Cũng theo Kraus, về cơ bản lượng oxy sản xuất tối đa ở nam giới lớn hơn nữ giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ phải tốn sức hơn để hít oxy cung cấp cho cơ bắp của mình.

Trái tim của phụ nữ cũng thường nhỏ hơn đàn ông, nghĩa là họ có thể tích nhát bóp nhỏ hơn, hoặc lượng máu chứa oxy mà tâm thất trái bơm ra trong mỗi nhịp tim ít hơn.

Tiến sỹ Kraus cho biết, mặc dù nữ giới có tỷ lệ nhịp tim cao hơn, nhưng không đủ để cân bằng thể tích nhát bóp. Mỗi lần tim bơm máu, lượng máu được bơm ở nữ giới ít hơn so với nam giới, từ đó cũng có ít máu và oxy hơn được chuyển tới các cơ ở nữ giới.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có lượng hemoglobin ít hơn, và lượng protein trong hồng cầu vận chuyển oxy đến mô của cơ thể, bao gồm các cơ cũng ít hơn.

Sinh cơ học và chạy bộ

Tiến sĩ Miho Tanaka, trợ lý giáo sư phẫu thuật chỉnh hình và là giám đốc Chương trình Y học Thể thao Phụ nữ tại trung tâm Johns Hopkins cho biết về sinh cơ học, đàn ông thường có đôi chân dài hơn phụ nữ, nghĩa là họ có nhiều cơ hơn, cũng như bước chạy dài hơn.

Hơn nữa, vì phụ nữ thường có hông rộng hơn, tư thế chạy của họ cũng không hiệu quả bằng nam giới.


Kích thước các bộ phận trên cơ thể cũng là một nguyên nhân khiến nam giới chạy nhanh hơn nữ giới.

Tanaka cho biết: "Các cơ bắp hoạt động hiệu quả khi tư thế chạy của bạn tạo thành 1 đường thẳng. Nếu hông của bạn rất hẹp, giống như của một người đàn ông thì cơ đùi trước của bạn sẽ chạy thẳng từ hông qua đầu gối. Đường thẳng này hoạt động theo cùng một hướng mà bạn đang chạy".

Đối với người chạy có hông rộng hơn, các cơ bắp gần như phải tạo thành một góc mà theo Tanaka không phải là chức năng tối ưu hóa cho cơ.

Điều này không có nghĩa là phụ nữ có hông rộng không thể chạy được, nhưng đây là một trong nhiều yếu tố lý giải phụ nữ nói chung không nhanh như đàn ông.

Như vậy, phổi và tim của phụ nữ hít lượng oxy ít hơn cũng như bơm máu chứa oxy không bằng đàn ông và họ có ít hemoglobin trong máu để vận chuyển oxy. Hơn nữa, phụ nữ thường có ít cơ bắp hơn, chân ngắn hơn và hông rộng hơn dẫn đến thành tích của họ thấp hơn.

Tuy nhiên theo tiến sỹ Kraus, thật ấn tượng là những bất lợi căn bản này không ngăn được một số phụ nữ vẫn có thể cạnh tranh được với nam giới.

Cập nhật: 06/06/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video