Đói có thể làm bạn hạnh phúc

Ngược lại với than vãn của nhiều người ăn kiêng, đói có thể làm bạn hạnh phúc. Hoặc ít nhất nó có thể là động lực tiến hóa giúp bạn tìm kiếm bữa ăn thay vì trở thành bữa ăn.

Khi cơ thể chúng ta nhận thấy chúng ta cần thêm calo, nồng độ hócmôn gọi là ghrelin tăng lên. Ghrelin được biết tới như tác nhân thúc đẩy cảm giác đói, tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy đó chỉ là tác dụng phụ. Nhiệm vụ chính của nó chính là làm giảm căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu điều khiển nồng độ gherlin trong chuột bằng nhiều phương pháp, bao gồm hạn chế calo trong một thời gian dài, tiêm gherlin và thay đổi di truyền học làm chuột tê liệt đối với tác dụng của gherlin.

Chuột có hoạt động gherlin hạn chế có vẻ chán nản. Nếu đẩy chúng vào nước sâu, chúng không cố gắng bơi. Khi được đưa vào một mê cung, chúng bám lấy lối vào. Khi được đặt cùng các con chuột khác, chúng có xu hướng tự cô lập bản thân. (Các hành vi này đảo ngược khi những con chuột này được sử dụng một liều chống căng thẳng nhẹ thường được dùng cho người).

Ngược lại, chuột với nồng độ ghrelin cao bơi một cách hăng hái trong nước sâu, tìm lối thoát. Chúng hăm hở khám phá các môi trường mới. Chúng cũng hoạt bát hơn trong cộng đồng.

Chuột được coi là vật thế thân thích hợp cho người trong những thí nghiệm như trên. Nghiên cứu, được Học viện y tế quốc gia và các tổ chức khác tài trợ, được trình bày chi tiết trên tạp chí Nature Neuroscience trên số tháng 7, 2008.

Trong hoang dã

(Ảnh: thestockmasters)

Các nhà nghiên cứu cho rằng trạng thái hưng phấn do cảm giác đói tạo ra là cách thích nghi. Tìm kiếm thức ăn, đặc biệt trong hoang dã, cần khả năng tập trung, nhận thức rõ rằng và cả sự công tác.

Nếu đói khiến chúng ta trở nên sợ hãi, chúng ta có thể dễ dàng trở thành bữa tối cho một kẻ nào đấy. Thay vào đó, gherlin thúc đẩy và khiến chúng ta tập trung vào việc tìm thức ăn!

Đói không phải là tác nhân duy nhất khiến nồng đồ gherlin tăng cao. Mối băn khoăn xã hội cũng có thể kích thích hóc-môn này. Khi chuột bị nhốt chung với một con chuột già hơn và “hay bắt nạt” (giống như một ông sếp độc đoán), nồng độ gherlin tăng cao và giữ nguyên như vậy trong nhiều tuần.

Gherlin tăng cao có thể là lý do khiến một số người ăn nhiều khi bị căng thẳng. Nếu có thể tránh được hành động này, các nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ ghrelin sẽ giữ nguyên ở mức cao và giúp chúng ta đối mặt với sự căng thẳng một cách bình tĩnh và hiệu quả

Khả năng bị nghiện

Vậy khi chúng thực sự đói thì sao? Tất nhiên, chẳng có gì thú vị về điều đó!

Nhà nghiên cứu Michael Lutter tại đại học Texas, trung tâm y tế Tây Nam cho biết: “Bạn sẽ không thấy tác động [của hóc-môn chống căng thẳng] khi bạn giảm từ 10 đến 15% trọng lượng cơ thể”. Nhưng khi bạn cảm thấy quen với tác dụng của gherlin, nó có thể gây nghiện – điều này có thể giải thích tại sao những người mắc chứng biếng ăn rất khó hồi phục.

Điều này đồng thời là nguyên nhân cho sự vận động Giới hạn Calo (CR). Những người theo đuổi CR được khích lệ từ các cuộc nghiên cứu ở động vật cho thấy ăn ít đi từ 20 đến 30% là đủ kéo dài tối đa tuổi đời (kể cả nếu điều này là đúng, theo tạp chí American Medical Association tháng 3 năm 2007, việc ăn ít đi dẫn tới hao mòn xương và cơ, mệt mỏi, táo bón, chóng mặt, và các dấu hiệu kém sức khỏe khác).

Mặc dù tác dụng chống lão hóa của CR hoạt động theo một cơ chế khác, Lutter không hề ngạc nhiên nếu việc ăn kiêng lâu dài mang lại cho những người theo đuổi CR sự hưng phấn.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video