Động mạch ở cẳng tay hé lộ con người vẫn tiến hóa

Động mạch giữa ngày càng phổ biến ở những cá nhân sinh từ cuối thế kỷ 19, là ví dụ hoàn hảo cho thấy quá trình tiến hóa vẫn tiếp diễn ở người.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Anatomy của tiến sĩ Teghan Lucas ở Đại học Flinders cùng giáo sư Maciej Henneberg và tiến sĩ Jaliya Kumaratilake ở Đại học Adelaide cho thấy mức độ phổ biến ngày càng tăng của động mạch giữa ở người từ cuối thế kỷ 19. Động mạch giữa là động mạch chính cung cấp máu cho cẳng tay và bàn tay lúc phôi thai hình thành trong tử cung người mẹ nhưng nó biến mất sau khi hai động mạch thường thấy ở người trưởng thành phát triển. Nhưng ngày nay, nhiều người vẫn có động mạch giữa cùng với hai động mạch còn lại (tỷ lệ khoảng 1/3). Xu hướng tiến hóa này sẽ tiếp tục ở những đứa trẻ sinh ra trong vòng 80 năm tới, trở nên phổ biến ở cẳng tay người.


Tiến sĩ Teghan Lucas, giáo sư Maciej Henneberg và tiến sĩ Jaliya Kumaratilake. (Ảnh: Đại học Flinders).

Động mạch quay và động mạch trụ thường thay thế động mạch giữa trong các giai đoạn phát triển ở phôi thai. Vì vậy, phần lớn người trưởng thành không có động mạch giữa. Tuy nhiên, với số lượng trường hợp có động mạch giữa ngày càng tăng, con người có thể có cả ba động mạch bởi loại động này không phải nguy cơ thực sự đối với sức khỏe. Theo tiến sĩ Lucas, nghiên cứu này xem xét sự phổ biến của động mạch qua nhiều thế hệ, góp phần chứng minh con người đang tiến hóa ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong 250 năm qua.

"Từ thế kỷ 18, các nhà giải phẫu học đã nghiên cứu sự phổ biến của động mạch này ở người trưởng thành. Mức độ phổ biến là khoảng 10% ở người sinh ra vào giữa thập niên 1880 so với 30% ở người ra đời vào cuối thế kỷ 20. Đó là sự gia tăng đáng kể trong một khoảng thời gian khá ngắn. Sự gia tăng này có thể là kết quả từ đột biến gene liên quan đến phát triển động mạch giữa hoặc vấn đề sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ, hay cả hai. Nếu xu hướng tiếp dẫn, nhiều người sẽ có động mạch giữa ở cẳng tay vào năm 2100", nhóm nghiên cứu dự đoán.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự phổ biến của động mạch giữa ở mỗi thế hệ bằng cách phân tích ghi chép đã công bố và giải phẫu tử thi của những người sinh vào thế kỷ 20. Giáo sư Henneberg, thành viên Viện Y học Tiến hóa ở Đại học Zurich, Thụy Sĩ, cho biết động mạch giữa mang lại nhiều lợi ích bởi nó làm tăng tổng lượng cung cấp máu và có thể dùng như phương án thay thế trong quá trình phẫu thuật các bộ phận khác của cơ thể.

"Đây là sự tiến hóa vi mô ở người hiện đại. Động mạch giữa là ví dụ hoàn hảo cho thấy chúng ta vẫn đang tiến hóa vì độ phổ biến của động mạch này cao hơn ở những người sinh ra trong thời gian gần đây so với các thế hệ trước. Chúng tôi đã thu thập tất cả dữ liệu công bố trong những nghiên cứu giải phẫu và xem xét tử thi hiến tặng ở Adelaide. Chúng tôi nhận thấy khoảng 1/3 người Australia có động mạch giữa ở cẳng tay và mọi người sẽ có động mạch này vào cuối thế kỷ nếu quá trình tiếp diễn", nhóm nghiên cứu cho biết.

Cập nhật: 10/10/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video