Giải mã gien của trùng đế giày

Nhờ giải mã gien của loài trùng đế giày, một sinh vật đơn bào dùng làm mẫu nghiên cứu về sinh học, các nhà nghiên cứu Pháp đã xác nhận tầm quan trọng của sự nhân đôi bộ gien đối với sự tiến hóa của các loài động vật.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm CNRS và Genoscope giải mã ADN của loài động vật nguyên sinh có tiêm mao này đã phát hiện rằng nó chứa đến 40.000 gien nhờ 3 lần nhân đôi, trong khi con người có 25.000 đến 30.000 gien.

Người ta cho rằng một sinh vật nhân đôi số lượng gien có khả năng đổi mới, thích nghi với các điều kiện mới và tự đa dạng hóa. Hai nhà nghiên cứu Jean Cohen và Patrick Wincker đã xác nhận điều này nhờ loài trùng đế giày: việc định thời điểm nhân đôi bộ gien lần cuối cùng của nó tương đương với sự xuất hiện của 15 loài sinh đôi.

Trùng đế giày là động vật nguyên sinh đầu tiên được quan sát dưới kính hiển vi và vẫn được xem là một mẫu ưu tiên dành cho phòng thí nghiệm giúp nghiên cứu tổ chức tế bào và tính di truyền.

T.Đ

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video