Hà Nội & các vùng lân cận xuất hiện mưa đá

Khoảng 18h chiều 20/11, sau tiếng sét chói tai, tại Hà Nội và các vùng lân cận mưa đá ào ạt tuôn rơi. Những viên đá to bằng ngón tay cái đập tách tách vào mái nhà, nhảy tưng tưng trên lòng đường. Người dân Hà Nội trong 25 phút chiều muộn tạm ngưng mọi việc để xem hiện tượng lạ của thiên nhiên.

Những viên đá nhỏ trên vỉa hè. (Ảnh: Hoàng Hà)

Trên đường phố, xe cộ vội vàng tạt vào lề đường. Nếu ai cố gắng về nhà cho sớm cũng không chịu đựng được những viên đá to bằng đầu ngón tay bắn xối xả vào đầu. Trận mưa kéo dài tới 25 phút, kèm theo là sấm sét. Nhiều khu vực ở Hà Nội bị cắt điện.

Với người dân, mưa đá là hiện tượng bất thường. Nhưng với các chuyên gia khí tượng thì mưa đá trong thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh là điều hoàn toàn bình thường. Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, giải thích, mưa đá hình thành do luồng không khí ẩm từ mặt đất bốc lên, gặp không khí lạnh trên cao nên ngưng kết thành đá. Giông sét xuất hiện "đẩy" đá xuống đất. 

Mưa đá thường chỉ xuất hiện ở miền Bắc, nơi có sự chuyển mùa rõ rệt từ xuân sang hè (tháng 4-5) và từ thu sang đông (tháng 10-11). Nam Bộ và Tây Nguyên rất ít khi có hiện tượng này. Hôm qua tại Bắc Kạn và Lai Châu đã xuất hiện mưa đá. Do thời gian kéo dài tới 30 phút nên lượng đá dồn lại khá dày, phải mất 1 giờ sau mới tan hết.

Tháng 4 năm ngoái, Hà Nội từng có mưa đá.

Hồng Khánh

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video