Hai người Việt muốn xét lại thuyết Tương đối của Einstein

Hai người Việt Nam, một người sống ở Hà Nội và người kia ở TP.HCM đã độc lập nghiên cứu và cho biết, đã phát hiện thấy thuyết tương đối của Albert Einstein có "sai sót"...

Ông Bùi Minh Trí (trái) và tiến sĩ Bùi Ngọc Oánh. (Ảnh: SGGP)

Trường hợp thứ nhất là ông Bùi Minh Trí, một kiến trúc sư 75 tuổi, sống tại TP.HCM. Còn trường hợp kia là ông Lê Văn Cường, 55 tuổi, sống ở Hà Nội. Một cách độc lập, cả hai ông đã tự mày mò nghiên cứu thuyết Tương đối của Albert Einstein dù cả hai người đều không phải nhà vật l‎‎ý chuyên nghiệp.

Ông Trí là kiến trúc sưông Cường là kỹ sư xây dựng. Trong khi ông Trí – không biết tiếng Anh thì ông Cường đã tự học tiếng Anh từ vài năm nay khi ông có nhu cầu tìm hiểu thuyết Tương đối của A.Einstein.

Ông Trí chỉ mới nhờ Viện Khoa học Phát triển Nhân lực và Tài năng trực thuộc Hội Khoa học Phát triển Nguồn nhân lực & Nhân tài Việt Nam công bố điều mà ông gọi là “Thuyết hấp dẫn mới…” vào hồi gần đây.

Viện Khoa học Phát triển Nhân lực và Tài năng, mới được thành lập vào tháng 6/2006, nơi đang giúp đỡ ông Trí công bố những nghiên cứu của mình cho biết, sẵn sàng tài trợ cho ông Trí trong việc in ấn, dịch thuật nhằm công bố "Thuyết hấp dẫn mới..." của ông.

Trước đó, vào tháng 8/2005, ông Trí đã từng gởi thư đến lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước để báo cáo về "Thuyết hấp dẫn mới..." của mình.

Tiếp theo, vào tháng 9/2005, Viện Vật l‎ý-Điện tử thuộc Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam (cơ quan trực thuộc Chính phủ) đã có thành lập một "Hội đồng đánh giá công công trình “Thuyết hấp dẩn mới: Trường Quyển vật thể”" của ông Trí (theo Quyết định số 220/QĐ-VVLĐT ngày 15/9/2005 do Viện trưởng Viện Vật lý-Điện tử ký)

Ngày 28/9/2005, trong thư gởi ông Bùi Minh Trí, Hội đồng đánh giá nói trên viết :” Hội đồng trân trọng, đánh giá cao và rất cảm ơn lòng say mê của tác giả. Công trình sẽ có giá trị khoa học rất cao, là bước đột phá mới trong tư duy của loài người, nếu tính đúng đắn của nó được công nhận và kiểm chứng…”.

Tuy nhiên, nội dung thư ngay sau đó, Hội đồng đã đề nghị "Tác giả phải tự công bố lấy công trình của mình như các nhà nghiên cứu khác đã và đang làm" hoặc "gửi công trình đến các tạp chí Khoa học Quốc tế có uy tín cao như: Nature, Science, Physical Review Letters, Physical Review ... để cộng đồng khoa học quốc tế cùng nghiên cứu, thảo luận và đánh giá". Và, ông Trí đã tìm gặp Viện Khoa học Phát triển Nhân lực và Tài năng để nhờ công bố về điều gọi là "Thuyết hấp dẩn mới..." của ông.

Ông Bùi Minh Trí đã đăng ký tác quyền đối với "Thuyết hấp dẩn mới..." mà ông đưa ra và đã được Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật (Bộ Văn hóa thông tin) cấp Chứng nhận bản quyền tác giả số 1683/2005/QTG ngày 20/10/2005 do Cục trưởng Vũ Mạnh Chu ký.

Trong khi đó, cũng vào khoảng cuối năm 2005, ông Lê Văn Cường ở Hà Nội đã tự công bố nghiên cứu điều mà ông gọi là "sai sót trong công thức của Einstein" bằng tiếng Việt trên một số website tiếng Việt ở hải ngoại, trong đó, ông cho rằng A. Einstein đã sai khi xem vận tốc ánh sáng là một hằng số.

Ông Lê Văn Cường
(Ảnh: VNN)

Gần đây, ông Cường đã tự công bố những bài viết mà ông viết bằng tiếng Anh để chứng minh về những điều mà ông gọi là “sai sót” ở một công thức quan trọng trong thuyết Tương đối của Albert Einstein trên một Tạp chí khoa học nước ngòai có tên là "The General Science of Journal" (http://wbabin.net)”

Khi được hỏi, những nghiên cứu của ông và ông Bùi Minh Trí có điều gì khác biệt, ông Lê Văn Cường, nói:" Đề tài của tôi và ông Trí không giống nhau..."

Trong khi ông Trí cho rằng, mình đã đưa ra được "..."Thuyết hấp dẫn mới..." nhằm nêu ra một ý tưởng mới, nhận thức mới về tự nhiên, giải thích cấu tạo vật chất theo kiểu vật thể và trường quyển không thể tách rời của nó và chỉ ra sự ngộ nhận của Newton và Einstein" thì ông Cường nhận thấy "Thuyết Vạn vật hấp dẩn của Isaac Newton và Thuyết tương đối của ông Einstein là đúng, chỉ có nhận thức về vận tốc ánh sáng là hằng số vũ trụ theo như nhận thức của Einstein là chưa đúng thôi".

Nói cách khác, theo lý giải của ông Cường, vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) chỉ là hằng số (số xác định hoặc đại lượng có giá trị không thay đổi) trong từng hệ quy chiếu.

Nhưng, "trong những hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc ánh sáng không nhất thiết cứ phải là 300.000 km/giây, như Albert Eintein đã chỉ ra trong thuyết tương đối của ông..." ông Cường, nói.

N.K.Ý

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video