Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú “mặt trăng máu” sắp xuất hiện ở Việt Nam

Nguyệt thực một phần - hiện tượng thiên văn được xem là đáng chú ý nhất trong năm 2017 có thể quan sát được tại Việt Nam sẽ diễn ra vào đêm mồng 7, rạng sáng 8/8.

Thông tin trên được anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam chia sẻ với phóng viên.

Theo đó, khu vực quan sát trọn vẹn nguyệt thực một phần trong tháng Tám này là phần lớn châu Á (bao gồm Việt Nam), bờ Đông châu Phi và hầu hết châu Đại dương. Phần còn lại của châu Á, châu Phi và toàn bộ châu Âu có thể quan sát một phần của hiện tượng này.


Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn đáng quan sát tại Việt Nam trong năm 2017. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Anh Sơn cho hay, tính theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra theo lịch trình cụ thể là khoảng 22 giờ 50 phút ngày 7/8 nguyệt thực nửa tối bắt đầu; 00 giờ 22 phút ngày 8/8, nguyệt thực một phần bắt đầu; 1 giờ 20 phút ngày 8/8, nguyệt thực đạt cực đại; 2 giờ 18 phút ngày 8/8. Thời điểm này, một phần của mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, nguyệt thực một phần kết thúc và 3 giờ 50 phút ngày 8/8, nguyệt thực nửa tối kết thúc.

Theo khoảng thời gian nói trên, hiện tượng này rơi vào nửa đêm. Ở pha nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng ới đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất nên rất sáng, chỉ tối đi một chút và có thể có màu đỏ nhạt. Vào pha một phần, Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái Đất và phần đi vào vùng đó chuyển sang đỏ thẫm và rất tối so với phần còn lại. Pha một phần là giai đoạn đáng chú ý nhất khi quan sát hiện tượng này.

Vẫn theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, người quan sát có thể dùng mắt thường để theo dõi hiện tượng. Tuy nhiên, nếu có một chiếc kính thiên văn nhỏ hoặc ống nhòm hoặc ống kính camera có độ phóng đại quang học cao (trên 10x) sẽ là dụng cụ hỗ trợ tốt hơn cho việc quan sát.

Bên cạnh đó, người quan sát cần lưu ý điều kiện thời tiết (không mưa hoặc mây mù che) để quyết định có thức đêm xem hiện tượng này hay không.

Trăng máu hay Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
Cập nhật: 07/08/2017 Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video