Hình ảnh "siêu trăng hồng" tuyệt đẹp xuất hiện khắp nơi trên thế giới

Những người yêu thiên văn thích thú khi quan sát siêu trăng lớn nhất, sáng nhất năm 2020 từ nhiều thành phố trên khắp thế giới.


Siêu trăng hồng diễn ra vào tối 7/4 ở nhiều khu vực trên thế giới và đạt đỉnh vào rạng sáng 8/4. (Ảnh: PA).


Siêu trăng hồng xảy ra khi trăng tròn gần trùng với cận điểm (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo Mặt Trăng), khiến nó trông lớn và sáng hơn bình thường. (Ảnh: Reuters).


Cái tên "siêu trăng hồng" không liên quan tới màu sắc của nó mà có liên quan tới một loại hoa dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ tên là "phlox subulata", có màu hồng rực rỡ và là dấu hiệu phổ biến của mùa xuân. (Ảnh: PA).


Đây là lần thứ 3 siêu trăng xuất hiện trong năm. Các hiện tượng siêu trăng trước đó được ghi nhận vào 9/2 và 10/3. Siêu trăng cuối cùng trong năm sẽ xuất hiện vào ngày 7/5 tới đây. (Ảnh: Reuters).


So với trăng tròn bình thường, siêu trăng có kích thước lớn hơn từ 7 đến 14% và sáng hơn 30%. Với siêu trăng hồng lần này, nó lớn hơn 7% và sáng hơn 15% so với trăng tròn bình thường. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng hồng mọc lên phía sau một tòa tháp ở London. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng xuất hiện sau cột đèn giao thông ở Vienna, Áo. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng "núp" phía sau một tòa chung cư ở Gateshead, Anh. (Ảnh: PA).


Siêu trăng quan sát từ thành phố Venice, Italy. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng hồng được chụp lại từ một địa điểm khác ở Venice, Italy. (Ảnh: Reuters).

Cập nhật: 09/04/2020 Theo VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video