Indonesia: Núi lửa phun trào như hàng nghìn quả bom phát nổ

3 người Indonesia đã thiệt mạng trong ngày 14/2, sau khi ngọn núi lửa Kelud trên đảo Java phun trào dữ dội, thổi tro bụi và đất đá bay cao hàng chục km vào không khí. Nhiều chuyến bay đã bị hủy trong khi tiếng nổ của núi lửa có thể nghe cách xa 200km.

Theo Cơ quan giảm trừ thảm họa Indonesia, tiếng nổ từ núi lửa Kelud trên đảo Java có thể nghe thấy từ địa điểm cách xa tới 200km.

“Núi lửa phun trào như thể hàng nghìn quả bom phát nổ”, Ratno Pramono, một nông dân 35 tuổi cho biết trong lúc kiểm tra lại tài sản của mình trong ngôi làng Sugihwaras, cách ngọn núi chỉ 5km. “Tôi đã nghĩ ngày tận thế đang đến. Phụ nữ và trẻ em la hét, khóc lóc vì sợ hãi”.


Núi lửa phủ tro bụi lên mọi thứ trong bán kính hàng trăm cây số

Tro bụi và đất đá rơi xuống khắp các thành phố trong vùng, trong đó có Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia với 3 triệu dân.

Tại Yogyakarta, lái xe thậm chí phải bật đèn pha giữa ban ngày do tro bụi núi lửa làm giảm tầm nhìn.

Nhiều công nhân đã vội vã dùng vải bạt che khu đền thờ nổi tiếng có tuổi đời 900 năm Borobudur, nhằm bảo vệ nơi này.

Tại làng Pandansari, một phụ nữ 60 tuổi và một cụ ông 80 tuổi đã thiệt mạng khi mái nhà của họ sập xuống do sức nặng của tro bụi và nham thạch, cơ quan chức năng địa phương cho biết.

Một cụ ông 70 tuổi khác thiệt mạng do tường đổ trong lúc đợi để được di tản khỏi cùng ngôi làng trên, nơi tro bụi có nơi phủ dày tới 20cm.

Trước đó chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho khoảng 200.000 cư dân trong những ngôi làng nằm trong bán kính 10km quanh ngọn núi phải di tản.

Bộ giao thông Indonesia cũng đóng cửa các sân bay quốc tế tại Surabaya, do tầm nhìn giảm cũng như nguy cơ tro bụi làm hư hỏng động cơ máy bay.


Máy bay cũng phủ đầy tro bụi

Theo tờ Bưu điện Jakarta, ít nhất 12 chuyến bay từ sân bay Soekarno-Hatta của Jakarta tới sân bay Djuanda tại Surabaya đã bị hủy.

Khi màn đêm buông xuống, ngon núi lửa vẫn tiếp tục sôi sục, phun tro bụi rất cao vào không khí.

Muhammad Hendrasto, người đứng đầu cơ quan theo dõi núi lửa Indonesia cho biết ngọn núi phun trào dữ dội khoảng 90 phút, sau khi cơ quan chức năng nâng cảnh báo lên mức cao nhất.

Kediri, một thị trấn thường đông đúc và sầm uất, cách ngon núi chừng 30km trong ngày 14/2 hoàn toàn vắng vẻ, do người dân ở trong nhà để tránh khói bụi.

“Mùi khí lưu huỳnh và tro bụi bay dày đến mức việc hít thở trở nên đau đớn”, Insaf Wibowo, một cư dân địa phương cho biết.

Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video