Kinh ngạc với loài bạch tuộc màu hồng ngộ nghĩnh như đồ chơi

Ở đây có một “chiếc” bạch tuộc cute nhất thế giới gọi là Adorabilis!

Một nhà nghiên cứu sinh vật biển ở Mỹ vừa phát hiện giống bạch tuộc mới có màu hồng và đôi mắt to tròn trông rất ngộ nghĩnh. Sinh vật này sống ở vùng biển sâu, khá hiền lành và lớn chỉ khoảng một gang tay.

Phần lớn chúng ta đều nhìn thấy hoặc biết đến bạch tuộc có vẻ ngoài trơn tuột, xám xịt trông có phần không được "đẹp mắt" cho lắm. Kể cả chúng đi vào phim hoạt hình thì cũng chỉ được diễn ở những vai già nua, vẻ ngoài chảy xệ là nhiều.

Không chỉ vậy, người bị chứng tâm lý sợ "những cái tua rua đầy lỗ và uốn éo" của bạch tuộc thì càng không đủ can đảm để ngắm chúng, chưa nói đến việc chạm vào.

Nhưng ở Viện nghiên cứu Hải dương vịnh Monterey, California, đã phát hiện một loài bạch tuộc tí hon với "giao diện" màu hồng cực yêu.

Loài bạch tuộc mới được tìm thấy ở vịnh Monterey trên bờ Thái Bình Dương, bang California, miền tây nước Mỹ. Người phát hiện ra nó là nhà nghiên cứu sinh vật biển Stephanie Bush, thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey.


Các nhà khoa học dự định đặt tên cho loài bạch tuộc mới là Opisthotheusis Adorabilis - (Ảnh chụp màn hình Daily Mail)

Loài bạch tuộc Adorabilis đã tự tạo ra làn sóng riêng và nhanh chóng thu hút được nhiều fan hâm mộ cho mình nhờ có đôi mắt nâu to tròn cùng với những "chiếc chân" nhỏ xíu, ngắn cũn và màu da hồng dễ thương.

Bề ngang con bạch tuộc khoảng 18cm, sống ở độ sâu 450m, giữa các xúc tu có màng giúp nó bơi trong nước, trên đầu còn xuất hiện 2 vây nhỏ rất ngộ nghĩnh.

Cô Bush được quyền đặt tên cho sinh vật mà mình vừa phát hiện. Nó sẽ được xếp vào chi bạch tuộc Opisthotheusis và có tên chính thức là Adorabilis, lấy cảm hứng từ chữ "adorable" trong tiếng Anh có nghĩa là đáng yêu.


Người phát hiện ra loài bạch tuột mới, cô Stephanie Bush, bên hồ cá nhân tạo - (Ảnh chụp màn hình Daily Mail)

Các nhà hải dương học đã phát hiện và bắt một số cá thể ở Vịnh Monterey. Họ đang nuôi và chăm sóc chúng trong hồ nhân tạo. Những hồ này có thể tái tạo môi trường sống tương tự như dưới đáy biển sâu 450 m với nhiệt độ nước rất lạnh.

Bạch tuộc Adorabilis sống ở vùng nước lạnh sâu. Chúng dành phần lớn thời gian ở dưới đáy, ngồi trên lớp trầm tích, Tiến sĩ Bush chia sẻ rằng chúng sẽ di chuyển xung quanh để tìm kiếm thức ăn và bạn tình.

Mặc dù màu hồng dễ thương là vậy, nhưng đây cũng là màu phổ biến với các sinh vật biển sâu vì ánh sáng đỏ không thể chiếu tới vùng nước đen dưới đáy đại dương. Sự ngụy trang này sẽ giúp chúng tránh được sự tấn công của kẻ săn mồi.


Bạch tuộc Adorabilis có "giao diện" nhỏ nhắn và vô cùng đáng yêu.

Một trong những con bạch tuộc đã thích ứng với điều kiện bể nuôi và đang ấp trứng. Các nhà khoa học cho biết trứng của loài bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis này có thể mất 3 năm mới nở. Để chào đón lứa bạch tuộc con, họ có thể phải chăm sóc chúng và chờ thêm ngần ấy thời gian.

Adorabilis là loài bạch tuộc nhỏ nhất thế giới, với đường kính khoảng 18 cm. Chúng di chuyển nhờ sử dụng phần mang ở thân giống như những chiếc ô đang bay ở dưới nước. Ngoài kích thước khiêm tốn, loài bạch tuộc Adorabilis còn có tính cách hiền lành và khả năng phát sáng.

Bất cứ người hâm mộ nào bị quyến rũ bởi vẻ ngoài dễ thương của Adoralbilis và muốn nhìn thấy "thần tượng" của mình sẽ phải lặn ở Thái Bình Dương từ 200 đến 600 mét đến nơi nước chỉ 6 độ C.

Cập nhật: 22/09/2021 Theo Thanh Niên/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video