Kính thiên văn lên trời để tìm hiểu "bí ẩn đẻ sao"

Một khí cầu khổng lồ bay lên trời từ cực nam của trái đất hôm 26/12, mang theo kính thiên văn cực nhạy để nghiên cứu hoạt động "đẻ" sao trong dải Ngân Hà.


Xe cẩu đưa kính thiên văn BLAST tới trạm nghiên cứu
McMurdo trước khi nó bay lên trời cùng khí cầu. (Ảnh: NASA)

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện vụ phóng hôm 26/12 từ trạm nghiên cứu McMurdo ở Nam Cực. Khí cầu bay lên độ cao 36km để kính thiên văn có thể tiếp nhận những ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 1mm, Livescience đưa tin.

Nhiệm vụ của BLAST, tên kính thiên văn "cưỡi" khí cầu, là tìm hiểu nguyên nhân khiến số lượng sao trong dải Ngân Hà nhỏ hơn nhiều so với "khả năng đẻ ngôi sao" của nó.

Đây là không phải là chuyến bay đầu tiên của BLAST. Trước đó nó đã bay lên trời 4 lần. Nhờ lần bay thứ ba của BLAST, cũng xuất phát từ Nam Cực, các nhà khoa học của NASA phát hiện ra rằng những ngôi sao ra đời với tốc độ rất nhanh trong những thiên hà xa xôi. Theo họ, hơn một nửa số sao trong vũ trụ đã ra đời trong khoảng 5 tỷ năm sau vụ nổ khai sinh vũ trụ.

Dựa vào dữ liệu mà BLAST thu thập, các nhà thiên văn cho rằng mỗi năm Ngân Hà sẽ "đẻ" thêm vài chục ngôi sao.

"Song trên thực tế, chỉ khoảng 4 ngôi sao mới hình thành trong Ngân Hà mỗi năm", Barth Netterfield, một nhà khoa học của Đại học Toronto tại Canada, nói.

Vì thế, các nhà khoa học hy vọng dữ liệu từ chuyến bay mới nhất của BLAST sẽ giúp họ giải thích nguyên nhân khiến dải Ngân Hà sản xuất sao với tốc độ thấp hơn năng lực thực sự của nó.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video