Lần đầu tiên phát hiện cá ngủ đông

Loài cá tuyết Nam cực chủ động ngừng hoạt động và chợp mắt một giấc dài trong những tháng mùa đông lê thê, một nghiên cứu mới vừa tiết lộ. Đây là lần đầu tiên hoạt động này được ghi nhận ở cá, mặc dù không phải là hiếm ở động vật đất liền.

Những con cá tuyết lặn xuống đáy biển, hạn chế ăn uống và làm chậm lại nhịp tim. Đây có thể là một cách để chúng sống sót qua mùa đông tối tăm ở Nam cực, thời kỳ kiếm ăn khó khăn.

"Nhiều loài cá nước ngọt rơi vào giấc ngủ đông bị động do nhiệt độ giảm xuống, làm chậm lại cơ chế trao đổi chất của chúng", đồng tác giả của nghiên cứu, Hamish Campbell, một nhà động vật học tại Đại học Queensland, Australia, cho biết.

"Ngược lại, cá Nam cực chủ động giảm 'chi phí sự sống', ông nói.

Con cá tuyết Nam cực này là loài cá đầu tiên được biết đến chủ động đi vào giấc ngủ đông, giống như nhiều động vật trên đất liền. (Ảnh: Hamish Campbell)

T. An (Theo National Geographic, Vnexpress)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video