Loài vật này ăn cay gấp vạn lần con người, nhưng bí quyết của nó thật... không công bằng!

Nó ăn ớt như... ăn rau mà lại chẳng cảm nhận được vị cay “hít hà” gì hết!

Trên đời, ngoài con người thì chỉ còn 1 loài động vật có vú nữa có "sở thích" ăn cay. Đó là con "Chinese tree shrew", tạm dịch "chuột chù cây Trung Quốc".

Tuy vậy, nó không thuộc bộ gặm nhấm mà thuộc bộ nhiều răng - scandentia. Đây là một bộ nhỏ gồm khoảng 20 loài động vật có vú, sống tại các khu rừng nhiệt đới ở Trung Quốc và Đông Nam Á.


Chuột chù cây Trung Quốc.

Thực ra, từ lâu khoa học đã phát hiện loài chuột chù cây có họ hàng gần với loài linh trưởng, và rất thích tìm thức ăn cay trong môi trường tự nhiên. Nhưng nguyên nhân vì sao thì cuộc nghiên cứu gần đây của Học viện Khoa học Trung Quốc mới hé lộ.

Các nhà khoa học ở đây đã bắt 5 con chuột chù cây và 6 con chuột nhắt từ môi trường hoang dã. Sau đó cho chúng ăn tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium) - một loại cây giàu chất capsaicin cũng được tìm thấy trên ớt.

Kết quả, chuột nhắt liên tục liếm vào những bộ phận tiếp xúc với capsaicin của tiêu lá gai, còn chuột chù cây thì "tỉnh bơ".

Kế đến, dựa vào quan sát não chuột chù cây dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phát hiện loài này đã đột biến gene ở TRPV1.

Đây là một thụ thể gắn với kênh ion, nằm ở lưỡi và cổ họng của động vật có vú.

Bộ phận này sẽ cảm nhận cơn đau, tê (khi ăn cay chẳng hạn) rồi báo về cho não, tạo nên sự cảnh giác đối với nguồn thức ăn.


Chuột chù cây có thể ăn tiêu, ớt,... bao nhiêu tùy thích, vượt xa con người.

Tuy vậy, do đột biến TRPV1 mà loài chuột chù Trung Quốc không còn cảm giác tê, đau khi ăn cay nữa.

Và dĩ nhiên chúng có thể ăn tiêu, ớt,... bao nhiêu tùy thích, vượt xa con người chúng ta.

Mà trong tự nhiên còn có nhiều thực vật khác chứa hóa chất gây nhói buốt khi ăn vào, nhằm để không bị các con vật đến "xơi tái".

Tuy vậy, trong trường hợp chuột chù Trung Quốc, chúng đã phát triển khả năng ăn cay "siêu cấp" để dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn hơn. Quả là "vỏ quýt dày có móng tay nhọn" đúng không?

Ngoài ra, ta có thể khẳng định: biết thưởng thức vị cay chỉ có ở con người mà thôi. Đồ ăn cay luôn tê tái nhưng cũng... rất sảng khoái, thích hợp cho một ngày mưa lạnh lẽo quá đi chứ!

Cập nhật: 27/07/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video