Mặt Trời "không gây thay đổi khí hậu"

Theo một nghiên cứu khoa học mới công bố, trong vòng 20 năm qua, độ nóng của mặt trời đã giảm, nhưng nhiệt độ của trái đất lại tăng lên. Nó cũng chỉ ra rằng nhiệt độ hiện nay không phải do sự ảnh hưởng của mặt trời lên các tia vũ trụ như người ta từng nghĩ.

Các nhà khoa học nói các tia vũ trụ có thể ảnh hưởng tới thời tiết trong quá khứ, chứ không phải hiện nay.

Mike Lockwood, thuộc phòng thí nghiệm Lutherford-Appleton ở Anh Quốc cho rằng: "Điều này nên chấm dứt các tranh cãi từ trước tới nay." Ông thực hiện nghiên cứu mới cùng với Claus Froehlich từ Trung tâm Bức xạ Thế giới ở Thuỵ Điển.

 Nghiên cứu này khẳng định lại thực tế rằng sự nóng lên trong vòng 20 – 40 năm qua không thể do các hoạt động của mặt trời.
 
Tiến sỹ Piers Forster

Tiến sỹ Lockwood đã bắt đầu nghiên cứu một phần vì bộ phim tài liệu truyền hình có tên The Great Global Warming Swindle (Trò bịp bợm lớn của sự ấm lên toàn cầu), do kênh truyền hình Anh C4 phát vào đầu năm. Bộ phim đã đề cập đến giả thuyết tia vũ trụ.

Ông nói với BBC: "Tất cả biểu đồ mà họ đưa ra chấm dứt vào năm 1980, và tôi biết tại sao, bởi vì những biểu đồ này có kết quả ngược lại sau đó. Bạn không thể tảng lờ những dữ liệu mà bạn không thích."

Xu hướng nóng lên

 

Việc tiếp cận chính của các nhà khoa học trong nghiên cứu này đơn giản: tìm hiểu độ nóng và cường độ tia vũ trụ trong vòng 30-40 năm qua, và so sánh những xu hướng này với biểu đồ nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất. Nhiệt độ trái đất tăng khoảng 0,4 độ C trong thời gian này.

Hầu hết những năm trong thế kỷ 10, sức nóng của mặt trời tăng.

Nhưng vào khoảng năm 1985, xu hướng này lại bị đảo ngược. Nhiệt độ của mặt trời giảm. Tuy nhiên trong thời gian này, nhiệt độ tăng nhanh, thậm chí nhanh hơn, so với thời gian 100 năm trước đó.

"Nghiên cứu này khẳng định lại thực tế là việc trái đất nóng lên trong vòng 20-40 năm qua không thể do mặt trời gây ra," Tiến sỹ Piers Forster từ Đại học Leeds, dẫn đầu Nhóm nghiên cứu giữa các chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) nói.


Các nhà khoa học đang đo tần suất của các tia sáng mặt trời (Ảnh: NASA)

Sự giảm nhẹ tia vũ trụ

Báo cáo sơ bộ hồi tháng 2 của IPCC kết luận rằng khí thải nhà kính là tác nhân lớn gấp 13 lần so với thay đổi của nhiệt độ mặt trời đối với sự nóng lên của Trái đất. Nhưng tổ chức này bị chỉ trích vì đã không đề cập tới giả thuyết tia vũ trụ, cùng với các tác nhân khác, do Henrik Svensmark và Eigil Friis – Christensen của Trung tâm Không gian quốc gia Đan Mạch đưa ra.

Giả thuyết của họ rằng các tia vũ trụ giúp các đám mây hình thành bằng việc cung cấp những hạt nhỏ li ti những thứ mà hơi nước bám vào. Nhìn chung, các đám mây làm mát trái đất. Trong thời gian hoạt động mạnh của mặt trời, các tia vũ trụ bị ngăn một phần bởi những từ trường mạnh hơn của mặt trời. Mây bị tan và trái đất nóng lên.

Mike Lockwood nói: "Tôi nghĩ rằng tia vũ trụ ảnh hưởng tới bề mặt của mây. Nó hoạt động ở không khí biển, nơi không có nhiều thứ để hơi nước có thể bám vào. Nó cũng có thể có ảnh hưởng quan trọng tới nhiệt độ thời tiền công nghiệp. Nhưng bạn không thể áp dụng điều này vào thứ mà chúng ta hiện chứng kiến. Bởi vì chúng ta đang chơi trò chơi khác."

Theo BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video