Mẫu hóa thạch có niên đại gần 330 triệu năm tuổi cho thấy, bạch tuộc có thể đã có trước khủng long

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra mẫu hóa thạch của tổ tiên lâu đời nhất từng được biết đến của loài bạch tuộc - một hóa thạch có niên đại xấp xỉ khoảng 330 triệu năm tuổi, từng được khai quật ở Montana, tây bắc nước Mỹ.

Với hóa thạch này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sinh vật cổ đại này đã có mặt trên Trái đất sớm hơn hàng triệu năm so với dữ liệu về sự xuất hiện của bạch tuộc từng được công bố trước đây, có nghĩa là bạch tuộc thậm chí đã xuất hiện trước cả khủng long.


Loài bạch tuộc này được cho là đã từng sống ở môi trường như một vịnh biển nông.

Hóa thạch bạch tuộc này có chiều dài 4,7 inch (12 cm) với 10 chi trên thân - nhiều hơn 2 chi so với những con bạch tuộc hiện đại, và đó là 2 chi hoạt động như những chiếc chân hút. Loài bạch tuộc này được cho là đã từng sống ở môi trường như một vịnh biển nông tại vùng nhiệt đới. Mẫu vật hóa thạch này được phát hiện bị vùi dưới hệ thống lớp đá vôi Bear Gulch tại Montana. Nó đã được tặng lại và được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Canada từ năm 1988.

Mike Vecchione, nhà động vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, chia sẻ rằng, thực tế là rất hiếm để có thể khai quật được hóa thạch của động vật mô mềm, vậy nên phát hiện này là một phát hiện rất thú vị và có ý nghĩa đặc biệt, làm thay đổi những gì mà loài người từng biết về tổ tiên của loài bạch tuộc hiện đại.

Trong nhiều thập kỷ kể từ khi được phát hiện, mẫu hóa thạch bạch tuộc đã bị “lãng quên” và không hề được chú ý, bởi khi đó, các nhà khoa học hỉ chăm chú nghiên cứu hóa thạch cá mập và những mẫu vật khác cũng được khai quật tại Bear Gulch. Nhưng sau đó, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra sự thú vị của mẫu hóa thạch này khi nhận thấy mẫu vật có 10 chi nhỏ được bọc ẩn trong lớp đá vôi. Nhà cổ sinh vật học Christopher Whalen cho biết, hóa thạch đã được bảo quản rất tốt, từ đó củng cố về giải thuyết cho rằng loài bạch tuộc cổ này có thể từng có một túi mực và từng sử dụng nó để phun ra một lớp bảo vệ sẫm màu bảo vệ cơ thể, từ đó có thể lẩn tránh khỏi những kẻ săn mồi.

Trước đó, hóa thạch của một sinh vật được gọi là Vampyropod, là loài được coi là tổ tiên của cả bạch tuộc và mực hiện đại, có niên đại khoảng 240 triệu năm. Với hóa thạch bạch tuộc mới có niên đại khoảng 330 triệu năm tuổi này, họ đặt cho nó cái tên Syllipsimopodi bideni, dựa theo tên của Tổng thống Joe Biden.

Cập nhật: 02/06/2022 Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video