Mọi biện pháp kéo dài tuổi thọ sắp trở nên vô hiệu?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy giấc mơ kéo dài tuổi thọ của con người sắp đụng độ một giới hạn không thể vượt qua.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Aging, mặc dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng ở các nước phát triển, nhưng tốc độ tăng đó đang chậm lại, cho thấy chúng ta có thể đang tiến gần đến "giới hạn sinh học".

Điều này cho thấy nhân loại nên bớt chú tâm vào giấc mơ trường sinh hơn. Thay vào đó, mục tiêu lớn của y học trong thời gian tới nên là "bất lão".

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà dịch tễ học S. Jay Olshansky từ Đại học Illinois Chicago (Mỹ) đã phân tích dữ liệu nhân khẩu học giai đoạn 1990-2019 được thu thập từ Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Pháp, Úc, Mỹ và đặc khu Hồng Kông - Trung Quốc.


Con người có thể sắp chạm tới giới hạn về tuổi tác, bất chấp y học có tiến bộ đến đâu - (Minh họa AI: Anh Thư).

Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê về tỉ lệ sống sót theo dân số để đánh giá xu hướng tuổi thọ và đánh giá khả năng kéo dài tuổi thọ đáng kể ở những quần thể sống lâu.

Trong đó, "kéo dài tuổi thọ triệt để" được định nghĩa là mức tăng tuổi thọ lên đến 0,3 năm hàng năm.

Các kết quả cho thấy chỉ có Hàn Quốc và Hồng Kông đạt được mức kéo dài tuổi thọ triệt để này. Tuy nhiên gần đây xu hướng đó đang thụt lùi rõ rệt.

Ở Hồng Kông, sự gia tăng này chỉ giới hạn ở đầu những năm 1990, tương quan với những nỗ lực kiểm soát thuốc lá đáng kể và sự thịnh vượng kinh tế ở khu vực này.

Ở tất cả các quốc gia khác trong nghiên cứu, sự cải thiện tuổi thọ bắt đầu bị chậm lại kể từ cuối thế kỷ 20, trái ngược với xu hướng cải thiện nhanh chóng hồi đầu thế kỷ đó.

Các kết quả này trái ngược với niềm hy vọng của nhiều nhà khoa học trước đây rằng xu hướng kéo dài tuổi thọ của con người sẽ là vô thời hạn.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả lập luận rằng con người cũng sẽ phải có một "giới hạn sinh học" nhất định, bất chấp y học tiến bộ đến đâu.

Và đây là lúc chúng ta nhìn thấy giới hạn đó. Tuổi thọ trung bình có thể tiếp tục được cải thiện, nhưng không nhiều nữa.

"Bây giờ chúng ta nên chuyển trọng tâm sang những nỗ lực làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh" - tiến sĩ Olshansky nói.

Theo ông, tuổi thọ tự nhiên của con người - nếu không có tiến bộ y học - thực ra đã bị chúng ta bỏ qua, bởi nó chỉ nằm đâu đó trong khoảng 30-60 năm.

Nhờ nhiều nỗ lực, ngày nay số người sống rất thọ ngày càng đông đảo. Nhưng bất chấp tốc độ tiến độ y học tăng lên, giới hạn sinh học đã khiến nó chỉ còn có thể đem lại những cải thiện nhỏ.

Cập nhật: 17/10/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video