NASA bất ngờ mất liên lạc 47 phút với tàu Orion: Nguyên nhân là do đâu?

NASA mới đây bất ngờ mất liên lạc với tàu Orion trong nhiệm vụ tỷ đô Artemis 1 và vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Sau khi được phóng thành công tới Mặt trăng vào ngày 16/11 trong nhiệm vụ Artemis 1 của NASA, tàu Orion hoạt động tốt. Tuy nhiên, vào ngày 23/11, những người điều khiển nhiệm vụ Artemis 1 lại mất liên lạc với tàu Orion vào lúc 13h09' (theo giờ Việt Nam). Sự cố này xảy ra trong khi tái thiết lập đường truyền giữa tàu Orion và mạng lưới không gian sâu. Đây là mạng lưới đĩa vô tuyến mà NASA sử dụng nhằm trao đổi dữ liệu với tàu vũ trụ.

NASA cho biết: "Việc tái thiết lập lại cấu hình được tiến hành thành công vài lần trong những ngày qua và nhóm chuyên gia đang tìm hiểu về nguyên nhân gây mất tín hiệu. Nhóm cũng đã giải quyết vấn đề thông qua lập lại cấu hình ở trên mặt đất. Các kỹ sư đang kiểm tra dữ liệu từ sự cố để xác định chuyện gì đã xảy ra. Đồng thời chuyên viên xử lý đang tải dữ liệu ghi nhận trên tàu vũ trụ Orion trong thời gian bị mất liên lạc".

Sự cố mất liên lạc với tàu Orion kéo dài 47 phút. Theo NASA, tàu vũ trụ Orion vẫn ở trong tình trạng tốt và không bị ảnh hưởng xấu từ sự cố này.

Tàu Orion hiện đang chuẩn bị cho một thao tác quan trọng. Đó là con tàu này sẽ thực hiện đốt động cơ vào ngày 25/11 nhằm tiến vào quỹ đạo quanh Mặt trăng. Nếu mọi việc suôn sẻ, con tàu sẽ ở trên quỹ đạo Mặt trăng trong khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu quay trở lại Trái đất vào ngày 1/12.

Theo kế hoạch, tàu Orion sẽ tiến hành lao qua khí quyển Trái đất với tốc độ 40.000 km/h. Đây cũng là một thử nghiệm lớn đối với khoang tàu và tấm chắn nhiệt khi phải chịu đựng nhiệt độ lên tới 2.750 độ C. Tàu vũ trụ của NASA sẽ hạ cánh bằng dù xuống Thái Bình Dương và kết thúc nhiệm vụ Artemis 1.

Artemis 1 là chuyến hành trình đầu tiên của tàu Orion và tên lửa SLS của NASA. SLS chính là tên lửa mạnh nhất từng bay thành công của NASA. Bộ đôi này dự kiến sẽ chở phi hành gia lần đầu tiên vào năm 2024 trong nhiệm vụ Artemis 2 và bay vòng quanh Mặt trăng.

Tiếp đó, nhiệm vụ Artemis 3 sẽ được diễn ra sau đó một năm. Chuyến bay này sẽ đưa các phi hành gia tới gần cực nam của Mặt trăng, nơi mà NASA đặt mục tiêu xây dựng một căn cứ có người ở. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính trong chương trình Artemis của cơ quan này.

Khoảnh khắc tàu Orion quay hình Trái đất

Chỉ vài giờ sau khi phóng thành công, tàu Orion cũng tiến hành tự chụp ảnh khi bay vào không gian với các bức ảnh độ phân giải thấp và gửi về Trái đất. Những hình ảnh từ mặt đất, khí quyển Trái đất và trong vũ trụ được sử dụng nhằm đánh giá về thành công kỹ thuật của nhiệm vụ Artemis 1 thuộc chương trình Artemis. Từ đó, NASA hướng tới mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng sớm nhất vào giữa thập kỷ này.

NASA cũng mới chia sẻ về video mới của con tàu Orion quay hình Trái đất trong lúc bay sát bề mặt của Mặt trăng.

Theo đó, vào ngày 21/11, tàu Orion đã hoàn thành một cột mốc quan trọng. Đó là tiến hành một lần đốt động cơ để bay vào quỹ đạo của Mặt trăng.

Đoạn video được quay vào ngày 21/11 sau khi tàu Orion lấy lại liên lạc với mạng lưới không gian sâu của NASA.

Trong buổi tường thuật trực tiếp về chuyến bay qua Mặt trăng của tàu Orion, theo phát ngôn viên của NASA Sandra Jones, con tàu khi đó đang bay cách Trái đất 373.000 km.

Do đó, hình ảnh có độ nét cao của tàu Orion được đánh giá là vượt xa ảnh chụp hành tinh xanh trước đó. Hình ảnh này cũng gợi nhắc về chuyến bay của con tàu Apollo 8 (ngày 24/12/1968) khi phi hành gia Bill Anders chụp ảnh Trái đất nhô lên ở phía sau của Mặt trăng.

Ngoài ra, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA cũng từng thực hiện chụp ảnh từ phía trên mặt phẳng của hệ Mặt Trời và ở ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương.


Tàu vũ trụ Orion chụp ảnh Mặt trăng và Trái đất trong lần tiếp cận vào ngày 21/11. (Ảnh: NASA).

Tính đến 19h44' ngày 21/11 (theo giờ Việt Nam), tàu Orion lướt qua và cách bề mặt Mặt trăng 130 km. Tàu vũ trụ này sẽ tiếp tục tiến vào quỹ đạo Mặt trăng đến ngày 25/11.

Đến ngày 25/11, tàu vũ trụ Orion sẽ tiến vào quỹ đạo nghịch hành xa (DRO), với đường bay ổn định cách bề mặt của Mặt trăng khoảng 64.000 km (tới ngày 1/12) và sau đó quay trở lại Trái đất.

Theo phát ngôn viên của NASA: "Quỹ đạo này rất khác so với quỹ đạo từng được sử dụng trong chương trình Apollo, khi con tàu chở phi hành đoàn bay sát Mặt trăng hơn theo hình tròn. Quỹ đạo nghịch hành xa này cũng rất quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá tàu vũ trụ vận hành như thế nào tại môi trường không gian sâu".

Cập nhật: 26/11/2022 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video