Ngắm nút giao cầu vượt dày đặc như đan cửi ở Trung Quốc đến nỗi GPS cũng phải chịu thua

Cận cảnh hệ thống giao lộ ''phức tạp nhất thế giới'' ở Trung Quốc

Đi vào nút giao thông này mà không quen lối ra, có khi bạn sẽ còn phải lòng vòng dài mới ra được khỏi mê cung này.

Cầu vượt Huangjuewan tráng lệ này còn được gọi là nút giao thông 20 làn. Đây là một trong những kỳ quan kỹ thuật khác thường của thế giới.


Đây là một trong những kỳ quan kỹ thuật khác thường của thế giới.

Mạng lưới đường phức hợp lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào năm 2017 và đã "mở cửa một phần" vào thời điểm đó.

Cầu vượt đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng vì mức độ hoành tráng, phức tạp, gây sốc và đáng kinh ngạc của chúng. Nhưng câu hỏi được mong đợi nhất là "Tại sao nó được xây dựng?".

Có khoảng 8 triệu người đang cư trú ở khu vực lân cận cây cầu vượt khổng lồ này và những lo ngại về ô nhiễm tiếng ồn quá mức cũng đã được đặt ra.

Nhưng trước hết hãy đi đến mục đích của việc xây dựng cầu vượt này là gì. Theo một trong những quan chức đảm nhiệm dự án này, nút giao này được mở vào năm 2017 và nó được xây dựng theo "địa hình phức tạp của thành phố Trùng Khánh" ở tây bắc Trung Quốc.

Ủy ban xây dựng địa phương cho biết, thiết kế phức tạp là cần thiết nhằm kết nối các khu vực trọng điểm của Trùng Khánh như sân bay, di tích lịch sử và trung tâm thành phố.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng con đường cao nhất được xây dựng ở độ cao tương đương một tòa nhà 12 tầng. Toàn bộ nút giao thông bao gồm 15 đường dốc và 20 làn đường mở rộng theo tám hướng có chiều dài khoảng 16,4km tại nút giao.


Cây cầu này được xây dựng dựa trên địa hình phức tạp của thành phố Trùng Khánh.

Quá trình xây dựng dự án cầu vượt này đã bắt đầu từ năm 2009 và toàn bộ công trình hoàn thành vào năm 2017. Mỗi lần đi qua con đường này, người dân không khỏi kinh ngạc và ngả mũ trước các kỹ thuật xây dựng tài tình của các kỹ sư và quản lý dự án.

Thiết kế của công trình này thậm chí bị ví với "một đĩa mì spaghetti", đặc biệt khi nhìn từ trên không. Sự phức tạp khi di chuyển qua đây được cho là khiến các tài xế "khóc thét" theo như một số ý kiến bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc.

"Nếu bạn lỡ một lối ra, bạn sẽ mất một ngày để tới Trùng Khánh", một người cảnh báo trên Weibo. Người khác đùa: "GPS bảo tôi: hãy đi đến chỗ nào anh muốn và để tôi yên!".

Một số người nói đùa về cầu vượt bằng cách chỉ ra bản chất phức tạp của nó. Cư dân mạng đã chia sẻ nỗi buồn với người tạo ra GPS vì đến GPS cũng còn khó định vị được khi đi qua cây cầu nữa là con người.

Nhưng một lần nữa phải nghiêm túc khẳng định rằng, nút giao cầu vượt này quả thực đáng kinh ngạc và là một kỳ tích chứng minh kinh nghiệm xây dựng ấn tượng của người Trung Quốc.

Truyền thông thế giới cũng bày tỏ sự ấn tượng trước công trình giao thông mới ở Trung Quốc. Tạp chí Wired (Mỹ) bình chọn ảnh chụp cầu vượt Hoàng Giác Loan là Ảnh của tuần. Tờ Metro (Anh) nói đường cầu vượt trên không "gây sửng sốt". Còn India.com (Ấn Độ) nhận xét rằng thiết kế cầu không khác gì "mê cung mì spaghetti".

Một số hình ảnh thú vị về nút giao cầu vượt này:


Toàn cảnh nút giao cầu vượt Huangjuewan khi nhìn từ trên cao.

Cập nhật: 27/08/2024 Trí Thức Trẻ/VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video