Nghiên cứu mới gây sốc: Muỗi đực cũng có thể hút máu!

Một nghiên cứu mới đã làm đảo lộn quan niệm truyền thống cho rằng chỉ có muỗi cái mới hút máu và truyền bệnh. Phát hiện này cho thấy muỗi đực không hoàn toàn vô hại như chúng ta vẫn nghĩ, và có thể đóng một vai trò nhỏ trong việc lây lan bệnh tật.

Theo đó, trong một số điều kiện nhất định, muỗi đực cũng có thể tìm đến nguồn máu như một giải pháp sinh tồn.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng muỗi đực thuộc hai loài Culex tarsalis và Aedes aegypti - vốn thường không quan tâm đến máu - sẽ tìm cách hút máu khi độ ẩm thấp và không thể tiếp cận được nguồn mật hoa thông thường của chúng.


Muỗi đực cũng có thể tìm đến nguồn máu như một giải pháp sinh tồn. (Ảnh minh họa: realestate.com.au).

Phát hiện này xuất phát từ một quan sát tình cờ của một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của giáo sư côn trùng học Jason Rasgon thuộc Đại học Penn State. Họ nhận thấy một số con muỗi đực đôi khi hút máu qua một màng nhân tạo mỏng khi các nhà nghiên cứu giảm độ ẩm và tước đi nguồn thức ăn từ mật hoa.

Để kiểm chứng liệu muỗi đực có thể hút máu trực tiếp từ người hay không, giáo sư Rasgon đã thực hiện một thí nghiệm táo bạo bằng cách đưa tay vào lồng muỗi. Trong khi những con muỗi đực được cung cấp đủ nước hầu như không phản ứng, những con bị mất nước đã đậu xuống và dò tìm trên da ông. Một con thậm chí còn cắn, mặc dù chỉ xuyên qua được lớp da ngoài cùng.

Tuy nhiên, cấu tạo ống hút của muỗi đực không cho phép chúng đâm xuyên sâu để hút máu như muỗi cái. Nhưng qua một vết xước do mèo gây ra, Rasgon đã phát hiện muỗi đực thiếu nước có thể hút máu từ vết thương hở.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học nhận thấy muỗi đực Aedes aegypti được biến đổi gen để không thể cảm nhận độ ẩm không có xu hướng hút máu nhiều hơn khi độ ẩm thấp. Điều này gợi ý rằng muỗi đực có thể tìm đến máu để giải khát.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng máu có độc với muỗi đực Culex quinquefasciatus và muỗi đực nói chung không có khả năng tiêu hóa máu. Tuy nhiên, trong thí nghiệm của Rasgon, muỗi đực C. tarsalis sau khi hút máu không những sống được mà còn sống lâu hơn một chút so với những con không hút máu.

Mặc dù giáo sư Rasgon không cho rằng muỗi đực đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh, nhưng phát hiện này buộc giới khoa học phải xem xét lại quan điểm cho rằng muỗi đực không hút máu. Cần có thêm nghiên cứu để tìm hiểu liệu trong những trường hợp hiếm hoi, muỗi đực có thể truyền virus hay không.

Khám phá này đặc biệt đáng chú ý vì cả hai loài muỗi trong nghiên cứu đều là vector truyền bệnh nguy hiểm. Aedes aegypti là tác nhân chính gây sốt vàng da và có thể truyền các bệnh như Zika, chikungunya và sốt xuất huyết, trong khi muỗi cái C. tarsalis có thể truyền virus Tây sông Nile và viêm não St. Louis.

Cập nhật: 26/10/2024 TTXVN/Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video