Ngọn lửa cháy tròn 50 năm gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD nhưng vẫn không thể dập tắt!

Nhiều quốc gia trên thế giới nằm ở khu vực có địa hình, môi trường không mấy thuận lợi cho nhiều con đường phát triển kinh tế và họ chỉ có thể dựa vào một số nguồn lực sẵn có để tồn tại.

Turkmenistan được biết đến là một trong những vùng đất khô hạn nhất thế giới. Quốc gia Trung Á này không sở hữu khối đất đai màu mỡ nhưng đổi lại họ có cho mình trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới. Nhờ đó, Turkmenistan nhanh chóng trở thành nơi phát triển công nghiệp khoáng sản đáng mơ ước.


Hình ảnh một dàn khoan khai thác khí đốt ở Trung Đông. (Ảnh: Sohu).

Việc đứng trước lợi ích to lớn do khoáng sản mang lại đã kéo con người gia tăng thêm nhiều hoạt động khai thác, để rồi liên tiếp các hệ lụy không đáng có xảy ra.

Năm 1971, một kế hoạch khai thác khí đốt được diễn ra tại ngôi làng Derweze với dân số khoảng 350 người, nằm ở giữa sa mạc Karakum. 3 hố khí đốt tự nhiên được xác định vị trí và tiến hành khai thác tại nơi đây. Ban đầu, không có gì bất thường ở 2 hố đầu tiên và đã thành công ngoài mong đợi.


Thăm dò khí tự nhiên. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, khi mũi khoan thăm dò đến hố thứ 3, các nhà địa chất Liên Xô phát hiện đất có hiện tượng sụt lún.

Sự việc diễn ra quá nhanh trong sự ngỡ ngàng của tất cả công nhân giàn khoan, mặt đất dưới giàn khoan sụp đổ tạo thành hố sâu lớn với đường kính 70m.

Một lượng lớn khí tự nhiên bốc lên từ lòng đất, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng. Để tránh khí bị rò rỉ gây ngộ độc, các nhà địa chất chỉ còn cách đốt chúng. Họ tin rằng lửa sẽ đốt cháy khí trong vòng vài ngày và chỉ như vậy mới giữ được an toàn cho người dân nơi đây. Nhưng đáng tiếc, điều không ngờ đến đã xảy ra.

Lượng khí đốt bốc lên từ lòng đất không có dấu hiệu dừng lại, cùng với khí hậu Derweze quanh năm khô nóng, ngọn lửa không được dập tắt.


Hình ảnh đám cháy từ xa. (Ảnh: Sohu)

Đến nay, ngọn lửa này đã cháy tròn 50 năm, gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD trong nửa thế kỷ. Dù biết rằng một lượng lớn khí đốt đang biến mất từng ngày nhưng không còn cách nào khác. Mọi nguy hiểm ẩn chứa dưới hố sâu này có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy để bảo vệ an toàn người dân thì không thể tác động thêm vào hố lửa này được nữa.

Cập nhật: 30/07/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video