Nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới "chết" sau 6 tháng

SatVu, công ty vận hành vệ tinh HOTSAT-1, hôm 15/12 thông báo vệ tinh gặp trục trặc chỉ sáu tháng sau khi phóng lên quỹ đạo.


Tác động nhiệt của các bãi đậu xe lớn tại Las Vegas do HOTSAT-1 ghi nhận. (Ảnh: Vệ tinh HOTSAT-1/SatVu)

HOTSAT-1 phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Mỹ Vandenberg, California, hồi tháng 6. Vệ tinh này là một khối lập phương có cạnh khoảng 1 m, bay theo quỹ đạo cực giúp quan sát mọi điểm trên Trái đất vào gần như cùng một thời điểm mỗi ngày. Nó được coi là nhiệt kế không gian tiên tiến nhất thế giới và khiến các nhà khoa học kinh ngạc khi đi vào hoạt động.

Những hình ảnh đầu tiên của HOTSAT-1 được công bố đầu tháng 10, hé lộ sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái đất với độ chi tiết chưa từng có. Với khả năng phân tích những chi tiết nhỏ tới 3,5 m, camera của HOTSAT-1 giúp các nhà khoa học hình dung được tác động nhiệt của các bãi đậu xe lên các tòa nhà xung quanh, hoặc tác động làm mát của bến cảng.

Camera cũng cung cấp thông tin về các vụ cháy rừng, thậm chí ghi lại dấu vết nhiệt của một đoàn tàu đang chạy trên tuyến đường sắt chính ở Chicago một cách rất ấn tượng. Việc lập bản đồ nhiệt thoát ra từ các công trình giúp mang đến những cải tiến cho phép tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.

Tuy nhiên, HOTSAT-1 gặp trục trặc chỉ 6 tháng sau khi phóng. Nguồn gốc của sự trục trặc không được công bố, nhưng hệ thống bị ảnh hưởng là camera nhiệt quý giá của vệ tinh. Nó đã ngừng hoạt động vào đầu tuần này.

Các kỹ sư của SatVu, công ty có trụ sở tại London, vẫn giữ liên lạc với vệ tinh nhưng không kỳ vọng nó sẽ khôi phục hoạt động. SatVu đang làm việc với nhà sản xuất vệ tinh nhỏ Surrey Satellite Technology của Anh, công ty chế tạo HOTSAT-1, để đánh giá vấn đề.

Tuy nhiên, sự ra đi sớm của HOTSAT-1 không phải dấu chấm hết. Vệ tinh đã được bảo hiểm và SatVu dự định phóng vệ tinh thay thế sớm nhất vào năm 2025. SatVu lên kế hoạch vận hành một chùm vệ tinh gồm 8 - 10 vệ tinh theo dõi nhiệt độ, giúp các nhà khoa học, nhà quy hoạch và các bên khác theo dõi chi tiết sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất mỗi ngày.

Cập nhật: 18/12/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video