Nhiều thành phố lớn của Việt Nam có nguy cơ động đất

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có 30 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức chấn động mạnh nhất lên tới 6,8 độ Richter, đủ để đánh sập nhà cửa.

Tại hội thảo về nguy cơ động đất tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày (12-13/3), nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã bày tỏ mối lo ngại về hiểm họa động đất và sóng thần ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê, từ Bắc chí Nam Việt Nam có tất cả 30 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức chấn động nằm trong khoảng 5,5 - 6,8 độ Richter (đủ để nhà cửa bị hư hại cho tới phá hủy). Trong đó hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM cũng nằm trong hoặc cận các khu vực này.

Theo giáo sư Cao Đình Triều, Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm trong khu vực có hoạt động địa chất và đứt gãy mạnh. Động đất ở nước ta thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng với cường độ mạnh như ở Điện Biên năm 1935 (6,7 độ Richter), Tuần Giáo - Lai Châu năm 1983 (6,8 độ Richter)...

"Động đất ở Việt Nam tuy ít xảy ra nhưng diễn biến khá phức tạp. Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy và cận các vùng khác như sông Lô, Đông Triều, Sơn La nên nguy cơ xảy ra là không loại trừ", giáo sư Triều nói.

Đối với TP HCM, tuy không nằm trên vùng đứt gãy nào nên rủi ro địa chấn lớn nhất có khả năng phát sinh từ sự lan truyền chấn động từ các trận động đất mạnh ở phạm vi khu vực và sự khuếch đại rung động nền do các hiệu ứng nền địa phương gây ra dưới tải trọng của động đất. Nền đất yếu tại thành phố này là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự khuếch đại rung động địa chấn. 

Những công trình xây dựng ở Việt Nam rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra động đất. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.


Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, điều đáng lo ngại nhất là việc không áp dụng tiêu chuẩn kháng chấn đối với các công trình xây dựng, đặc biệt tại các thành phố lớn.

"Tuyệt đại đa số các công trình xây dựng ở nước ta đều chưa áp dụng tiêu chuẩn này. Chỉ sau khi Hà Nội và TP HCM chịu một số dư chấn mạnh những năm gần đây, mọi người mới bắt đầu nghĩ đến", ông Phương nói.

Với công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro động đất các thành phố lớn trong 7 năm qua, ông Phương cho rằng, tại Hà Nội, nếu xảy ra động đất với cường độ cực đại theo tính toán (6,7 độ Richter), 30% nhà cửa sẽ bị phá hủy. Thiệt hại về người không thể lường trước được.

"Chịu tác động nặng nhất là khu phố cổ và những khu chung cư cũ, bệnh viện, trường học... không áp dụng tiêu chuẩn kháng chấn", ông Phương khẳng định.

Cũng theo ông Phương, trước năm 2006, Việt Nam không có quy chuẩn thiết kế công trình trong vùng động đất (thiết kế kháng chấn). Tuy nhiên, hiện việc thực thi quy chuẩn này cũng không phải là điều bắt buộc đối với các công trình xây dựng.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video